phóng khoáng, hiền hậu một cách hoang sơ. Thắng cảm thấy có thể bắt
chuyện với Rikak được.
- Xin chào là lời chào tỏ mối thiện cảm và lòng kính trọng còn mày lại
nói là xin cháo. Hai từ này có vẻ giống nhau nhưng về nghĩa thì khác nhau
hoàn toàn. Cũng như nhiều từ của tiếng Âu châu ấy, trọng âm nhấn nhầm
một tý là nghĩa khác hẳn. Không phải mình mày nhầm lẫn đâu. Người nước
ngoài đều nói xin cháo như mày đó! Đó là lời kẻ ăn mày đi xin ăn. Bởi thế
tao mới cười lăn ra.
- Hiểu! Hiểu rõ rồi! Và Rikak lẩm bẩm nhắc lại hai tiếng "xin chào".
Nhưng chỉ được một vài lần đầu. Đến lần thứ ba thì lại trở thành "Xin
cháo". Rồi, thế là từ đó, gặp người Việt Nam nào ở trại nghỉ, thay cho lời
chào phổ thông của nước chủ nhà, Rikak lại "Xin cháo" làm cho không ít
người lúc đầu ngớ ra, mãi sau mới hiểu anh ta vừa chào mình.
Nhưng điều đó đối với Rikak không quan trọng. Điều quan trọng nhất,
theo anh ta là đã tiếp cận và chiếm được cảm tình của Thắng.
- Mày có biết Karate không? Đến ngày hôm sau, gặp Thắng ở quán bia
hơi, Rikak đã rụt rè hỏi Thắng một câu đột ngột như thế.
- Không! Giọng Thắng hết sức thành thực. Nhưng chính sự thành thực
đó làm cho Rikak tưởng lầm là Thắng cố tình giấu.
- Mày nói dối! Rikak buột miệng.
- Sao mày lại bảo là tao nói dối?
- Chúng tao biết chứ! Karate Việt Nam là tuyệt đỉnh. Ngay cả phụ nữ
Việt Nam cũng biết võ nữa là mày.
- Mày nghe chuyện đó ở đâu ra thế? Thắng nghiêm giọng hỏi lại.
Còn ở đâu ra nữa? Rikak chợt hăng lên, hùng hồn tranh luận. Cứ suy ra
thì khắc rõ. Nếu Việt Nam không có võ riêng thì thử hỏi người chúng mày
nhỏ bé thế này mà từ ngàn xưa, cha ông chúng mày đã đánh thắng cả đế
quốc Nguyên Mông, lũ giặc hung hãn nhất thời đại bấy giờ. Vó ngựa của
chúng tung hoành từ á sang Âu, chỉ có đến Việt Nam mới nếm mùi thất
bại... Còn gì nữa! Nếu Việt Nam không biết võ làm sao có thể tồn tại và
phát triển bên cạnh một nước Trung Quốc khổng lồ mà dân số lúc nào cũng