ca dân gian nhưng không vì thế mà kém phần chua ngoa, cay độc. Nhà mụ
cùng đi chung một ngõ nhưng cách nhà ông Thành một
gia đình nữa. Những đứa trẻ ở sát nhà mụ, nghịch như quỷ sứ luôn là nỗi
bất hoà của cả khu. Nhưng mụ Thoán cũng chẳng phải vừa, chuyên ăn cắp
vặt và vay quỵt như ranh mà nhà ông Thành là điểm quấy quả chính của
mụ. Lần chỉ thấy thoáng vụt qua ngõ đã mất biến bộ quần áo phơi trên dây
thép căng trước sân. Từ ngày vợ chồng
ông Thành chuyển sang ăn gạo lức mụ mới ít sang vay mượn.
Mụ chửi ra rả như bơm bữa. Miệng liền tai, mụ chửi, chính mụ phải
nghe, ít ai quan tâm hoặc đối đáp lại với mụ. Nhưng lần này, ông Thành
đang ốm, tiếng chửi rủa của mụ khiến ông rất khó chịu. Cái ốm chuyển
mùa bởi những trận mưa tầm tã cuối xuân cộng cái gió nồm nam xông
xổng thật khắc nghiệt đối với người già. Cái ốm còn nặng thêm bởi mấy
ngày trước đó, ông phải đội gió, dầm mưa xuống tận nghĩa trang Văn Điển
nhân giỗ bốn chín ngày bà Ngòi vợ ông Vượng. Tình bạn giữa ông với ông
Vượng và sự gắn bó giữa hai gia đình khiến ông không chỉ phải có mặt
trong những ngày tang gia bối rối mà trước đó gần trọn một năm, khi bà
Ngòi bị phát hiện một căn bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa là bệnh
"ung thư máu" thì ông đã đến thăm luôn luôn.
Và sau mỗi lần đi thăm hỏi về, ông bà Thành lại tâm sự, suy ngẫm việc
đời. Ông vừa thông báo diễn biến sức khoẻ của bà Ngòi vừa đưa ra những
lời nhận xét, bình luận ngắn: "Khi tôi đến, bà ấy vừa được tiếp nửa lít máu
tươi. Sắc mặt hồng hào hẳn ra. Cái miệng dẻo của bà ta mỉm cười có vẻ
phấn chấn và tin tưởng lắm. Rồi bà ta huyên thuyên đủ thứ chuyện. Hết hỏi
thăm sức khoẻ của bà lại hỏi đến tình hình thắng Thắng ở bên Tây, đến
thằng Hai, thằng Ba ở biên giới, hải đảo. Nhưng đến lúc tôi về thì mặt bà ta
lại ỉu xìu lại. Bà ấy bảo "Như ông bà thế mà hoá ra lại sướng. Chết là hết, là
thanh thản... chả phải lo nghĩ, tiếc thương gì". Tôi lại phải an ủi: "Mỗi cây
mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Bà cứ yên tâm điều trị. Nếu số trời còn cho thì
rồi bà sẽ bình phục, khoẻ dần lên".