NGƯỜI ĐƯA ĐƯỜNG THỌT CHÂN - Trang 186

thương Thắng. Những lúc nằm dưỡng sinh, lẽ ra phải tập trung tư tưởng
cao độ vào việc luyện tập thì đầu óc ông lại miên man nhớ tới những kỷ
niệm với đứa con từ tận ngày nảo ngày nào. Nhớ tới những đận tản cư
đường dài thời kháng Pháp. Nhớ tới con đường đá dăm nóng bỏng dưới
nắng hè gay gắt, thằng cu Thắng với đôi chân trần phải chạy lon ton mới
kịp bám theo ông. Bên cạnh, mẹ nó với đứa em địu trên lưng, hai tay lỉnh
kỉnh những nồi niêu, xoong chậu. Ông biết thằng bé mệt lắm với đôi chân
nứt nẻ, bỏng rát. Nhưng trên lưng ông còn chiếc ba lô cóc căng phồng
những quần áo, vật dụng của cả một gia đình kháng chiến. Ông đã dễ dàng
và thoả thuận với nó, cứ đi hết mười cột dây thép - ông nhớ hồi đó còn loại
cột bằng gỗ, có chăng các đường dây thông tin mà thời kháng chiến chưa
kịp phá - thì ông lại chuyển chiếc ba lô cóc ra phía trước để cõng nó đi tiếp
năm cột dây thép khác. Nhưng rồi cũng có lúc ông đã đánh lừa nó bằng
cách kể những câu chuyện cổ tích thật hấp dẫn để nó quên cái mỏi đi,
không chăm chú vào việc đếm cột dây điện thoại nữa. Nhưng rồi hai chân
bỏng rát và mỏi nhừ, thằng bé chợt phát hiện ra là nó bị mắc lừa. Thế là nó
oà lên khóc và bắt đền ông phải cõng nó bằng đúng đoạn đường nó đã đi.
Thương con lắm nhưng ông vẫn phải vờ quát lên "đã được nghe chuyện rồi
thì bây giờ phải đếm lại từ đầu chứ!". Tiếp đó là những ngày đói liên miên
với một bữa cơm gạo hẩm độn ngô, thứ gạo đưa ra suối vo, vừa đặt vào
nước đã tan mủn ra mất một nửa. Còn bữa chiều lót dạ bằng mấy củ khoai
dây, loại khoai còn non không dóc, phải ăn cả vỏ. Rồi đến những ngày hoà
bình đầu tiên, có vui nhưng cũng nheo nhóc lắm! Không kiếm được nổi chỗ
chui ra, chui vào cho ra hồn mặc dù nhà cửa hồi đó còn rất sẵn, tiền thuê
mỗi tháng cũng chỉ vài đồng bạc một buồng rộng. Nhưng vài đồng lúc đó
với gia đình ông, một gia đình kháng chiến mới hồi cư về là to lắm. Thành
ra hết dọn đến căn nhà mái tôn này lại phải chuyển đến căn buồng hầm
khác. Mãi cho tới năm 1962, gia đình ông mới được chuyển về ở tại khu
tập thể cao tầng đầu tiên, một căn buồng mười sáu mét vuông trên tầng ba.

Ông thương cảm vì Thắng sớm biết nghĩ. Ngày đó còn có trường công

và trường tư. Trường tư ở ngay cạnh nhà. Nhưng Thắng vẫn quyết thi vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.