anh hỏi giấy tờ tùy thân. Gabriel, bằng tiếng Ý hoàn hảo, thông báo với
viên cảnh sát là anh đang làm việc cho phòng an ninh Vatican.
“Tôi xin lỗi”, viên cảnh sát nói và rời đi.
“Chờ đã”, Gabriel gọi với theo.
Viên cảnh sát dừng lại và quay người.
“Cậu không yêu cầu xem giấy tờ tùy thân của tôi à?”
Viên cảnh sát chìa tay ra. Anh ta thờ ơ nhìn thẻ chứng minh, sau đó trao nó
lại.
“Đừng tin ai”, Gabriel dặn. “Hãy xét giấy tờ tùy thân. Nếu mọi chuyện có
vẻ đáng nghi, hãy gọi cấp trên”.
Gabriel quay người bước tới cổng Thánh Anne. Nơi đây một nhóm nữ tu
trong trang phục màu xám đang được cho vào chỉ bằng cách đơn giản nói
“Annora”, tên của siêu thị tại Vatican. Anh thử nói “Annora”, và giống như
các nữ tu sỹ, anh cũng được cho phép vào lãnh địa của Vatican. Vừa vào
đến cổng, anh chìa thẻ chứng minh của Vatican và la mắng anh chàng cận
vệ Thụy Sĩ bằng tiếng Đức vùng Berlin anh học được từ mẹ. Sau đó anh trở
ra phố. Lát sau một cha xứ lớn tuổi tóc bạc trắng thông báo với người lính
cận vệ rằng ông muốn vào khoa bào chế của Vatican. Người lính cận vệ giữ
người đàn ông tại cổng cho đến khi ông ta trình thẻ nhận dạng từ túi áo.
Gabriel quyết định kiểm tra an ninh tại Vòm Chuông ở một lối khác dẫn
vào Vatican. Anh đến đó năm phút sau, vừa kịp lúc nhìn thấy một Hồng y
trong Hội đồng và hai phụ tá đi qua vòm mà thậm chí người lính cận vệ
đứng nghiêm gần chỗ trú mưa của mình không buồn liếc mắt. Gabriel giơ
thẻ trước mặt người lính.
“Tại sao cậu không hỏi vị Hồng y đó giấy tờ?”
“Chiếc mũ đỏ và cây thánh giá đeo ở ngực là giấy tờ tùy thân của ông ấy”.
“Không phải hôm nay”, Gabriel nói. “Hãy kiểm tra giấy tờ tùy thân của tất
cả mọi người”.
Anh quay người bước dọc rìa ngoài của Hàng Cột, suy nghĩ về những cảnh
tượng mình vừa nhìn thấy. Quảng trường Thánh Peter mặc dù rất rộng song
là nơi an toàn. Nhưng nếu có kẽ hở trong lớp áo bảo vệ Vatican thì đó chính
là lượng lớn người được tự do di chuyển đằng sau quảng trường. Anh nhớ