thôi. Dẫu sao thì cũng không thể xếp cá măng vào hàng cá tinh ranh, khôn
ngoan được.
- Thật thế chứ, anh Ilya Bruso? Như vậy, người ta gọi cá mập sống trong
nước ngọt…
- Cũng ngu như cá mập sống trong nước mặn thôi ngài Yêge ạ. Cá mập
và lươn cũng là một thứ ngu đần thôi. Câu chúng thì được lợi đấy, nhưng
vẻ vang thì không bao giờ… Nên để ý một điểm tế nhị như thế này, đó là
loài cá “bị câu” chứ không phải “câu được”.
Ngài Yêge chỉ biết ngạc nhiên trước lý luận khẳng định của Ilya Bruso,
rồi ngồi đó mà chăm chăm chú chú nhìn anh ta sửa soạn đồ lề của mình
như thế nào.
Trước hết Ilya Bruso lấy cái cần câu vừa nhẹ vừa cong vòng, mà nếu
như bẻ cong nó đến độ muốn gãy nang thì nó cũng thẳng lại được như cũ.
Đây là loại cần câu gồm hai khớp, khớp đầu có đường kính bốn phân, phân
đuôi thon nhỏ ra một phân ở phần đầu mũi cành cây mảnh và đàn hồi. Nó
được làm bằng loại cây phi tử, có hơn 4m chiều dài, thế nên nhờ đó người
câu có thể ngồi lại bờ sông mà câu cá ở dưới đáng sông sâu – những loại cá
mè cũng như cá vây đỏ.
Ilya Bruso chỉ cho ngài Yêge xem lưỡi câu đã được nối với đầu cần câu
bằng sợ dây gân phrorentin và nói:
- Ngài Yêge thấy đấy, đây là lưỡi câu số 11, với phần trục rất mảnh.
Dành cho cá dầy món mồi ngon nhất bằng hạt cốc nướng giòn, bị đâm
thủng một mặt và được làm mềm đi nhiều…. xong xuôi, thế là chỉ có việc
cầu may.
Trong lúc ấy, ngài Yêge tì người vào mái khoang thuyền, người câu cá
ngồi trên băng ghế với phần tựa dưới tay, sau đó anh ném cần câu sau động
tác đu đưa chừng mục phải nói là rất đẹp. Những lưỡi câu chìm lỉm dưới
mặt nước vàng vọt, hòn chì làm cho dây câu thẳng đứng, một điều rất lý
tưởng theo ý kiến của những người chuyên nghiệp phía trên là cái phao
lông ngỗng không thấm nước nổi bồng bềnh rất tuyệt.
Sự tĩnh lặng rất mực đang ngự trị từ giây phút này trên con thuyền nhỏ.
Những âm thanh giọng nói lao xao sẽ làm cho lũ cá sợ hãi, và thêm nữa là