NGƯỜI THÀNH CÔNG CÓ 1% CÁCH NGHĨ KHÁC BẠN - Trang 18

5. Nói giảm còn hơn là thổi phồng sự thật

Mỗi người nên biết cách tự “tiếp thị” bản thân, nhưng để đạt được mục đích, hãy nhớ rằng,

không nên lạm dụng những câu nói khoa trương. Những câu nói khoa trương không những

luôn xa rời chân lí, mà thậm chí nó còn khiến người khác cảm thấy hoài nghi về bạn. Khuếch
khoác khoa trương chẳng khác nào đem lời hay ý đẹp bị vứt lộn xộn, bừa bãi khắp nơi. Điều

này khiến bạn trở nên giống như một kẻ vô học, tư cách đạo đức thấp kém. Cố nhiên, việc tự vỗ

ngực khen mình có thể mang lại cho bạn những thính giả tạm thời, nhưng khi mọi người phát

hiện ra sự thật về những câu nói của bạn, họ thường sẽ cảm thấy mình bị lừa dối, thậm chí còn

vì thế mà sinh ra tâm lí muốn trả đũa bạn.

Thà nói giảm còn hơn là thổi phồng sự thật.Thổi phồng sự thật là một kiểu nói dối, có thể hủy

hoại ấn tượng tốt đẹp của người khác về bạn, cuối cùng khiến cho bạn mất đi tất cả.

------Baltasar Gracián

Trung Quốc có câu chuyện “Mâu thuẫn” rất nổi tiếng, nhân vật chính trong câu chuyện là một

người bán mâu (vũ khí để đâm) và bán thuẫn (lá chắn). Anh ta vừa hết lời khen ngợi mâu của

mình là sắc bén nhất trên đời, cái gì cũng đâm xuyên qua được, lại vừa lên khuếch khoác rằng

thuẫn của mình là chắc nhất trên thế giới, không một ngọn giáo nào có thể đâm thủng. Sau này,

mọi người dùng thành ngữ “Tự tương mâu thuẫn” để chỉ những người lời nói trước sau không

thống nhất. Kì thực, đằng sau câu chuyện còn mang một hàm ý ẩn dụ: Một người nếu cứ lạm

dụng những từ ngữ khoa trương để khen ngợi bản thân, thì sẽ sớm có ngày bị lộ ra sơ hở.

Những quảng cáo đủ hình đủ sắc tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta khó

tránh được việc rơi vào “bẫy” của quảng cáo. Lạm dụng từ ngữ khoa trương đã trở thành thủ

đoạn và phương thức cơ bản nhất của những thương nhân khi khuếch đại bản thân. Mỗi tiết

mục quảng cáo đều không thể tránh khỏi việc sử dụng các phép tu từ văn học để cuốn hút sự

chú ý của mọi người, hơn nữa sẽ khiến cho mọi người quen dần với những sản phẩm chưa

từng mua đó. Trong phạm vi thích hợp thì cách làm này không đáng trách. Quan trọng là,

đừng để những từ ngữ này lẫn lộn với những từ ngữ khoa trương quá mức hay những cách nói

có chủ ý lường gạt. Xét từ góc độ đạo đức và dư luận xã hội, lạm dụng từ ngữ kiểu này có thể

khiến người tiêu dùng nhất thời mù quáng, nhưng lâu dần, mọi người sẽ tự nhìn ra khoảng

cách xa vời giữa sự kì vọng về sản phẩm với hiệu quả thật sự của nó. Và như vậy, chúng ta có

thể tưởng tượng được, khi tuyệt đại đa số người tiêu dùng đều có cảm giác tương đồng như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.