lựa chọn không xác đáng, thêm nữa, họ còn không tự biết bản thân mình năng lực kém, đây
chính là sự thiếu sáng suốt. Điều này cũng giải thích tại sao có người tuy không có lấy một chút
hài hước nào, nhưng vẫn luôn thích kể cho người khác nghe “truyện cười”; tại sao có một số
người thua hết lần này đến lần khác trên thị trường cổ phiếu, nhưng vẫn không chịu dừng lại.
Nghiên cứu của giáo sư David Tanin và kiến giải của Gracián có những điểm tương đồng khiến
ta phải ngạc nhiên.
Một loạt các thực nghiệm của Giáo sư và nghiên cứu sinh của ông đã kiểm chứng cho lí luận “kẻ
vô dụng mãi mãi không bao giờ sáng suốt biết mình biết ta”. Họ phát hiện, trong ba bài trắc
nghiệm: tư duy logic, ngữ pháp tiếng Anh và sự hài hước, thí sinh có điểm số thấp nhất luôn
luôn dự tính điểm của mình rất cao. Trong ba bài trắc nghiệm ấy, điểm số mà thí sinh dự tính
thường có liên quan đến điểm số trên thực tế của bài trắc nghiệm, tổ thí sinh có điểm thấp
nhất luôn dự tính số điểm của mình rất cao. Ví dụ như, 10% tổng số thí sinh có kết quả kiểm
tra kém nhất, lại luôn dự tính điểm của mình nằm trong số 40% bài làm tốt nhất. Trong khi đó,
thí sinh có thành tích tốt lại luôn đánh giá điểm của mình thấp hơn số điểm trên thực tế.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong trường hợp không có đầy đủ thông tin, người có năng lực
tốt luôn giả thiết rằng năng lực của tất cả mọi người cũng tốt ngang với họ. Những người ưu tú
luôn biết mình biết ta. Có lẽ đây chính là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của họ.
Ngài S.Lee là chuyên gia trong lĩnh vực lập trình máy tính, cấu trúc dữ liệu và trình biên dịch
ngôn ngữ cấp cao của một học viện máy tính ở Mỹ, năm nay hơn sáu mươi tuổi. Mặc dù đã có
không ít những cống hiến kiệt xuất trong lĩnh vực này, nhưng ông vẫn cần mẫn làm việc, còn
bản thân ông thì lại không nghĩ như vậy. Ông nói hiện tại mỗi một tuần chỉ làm việc hơn bốn
mươi giờ, S.Lee đặt trọng âm của câu nói này vào chữ “chỉ”, là vì khoảng thời gian từ năm 1975
đến năm 2000, ông luôn làm việc sáu mươi lăm giờ một tuần, không có ngày nghỉ và chủ nhật.
Tại sao ông lại chăm chỉ làm việc như vậy? Bởi ông cho rằng, mình không phải là thiên tài, vì
thế phải dựa vào sự cần cù mới có thể đạt được mục tiêu. Ông không chỉ bận rộn với nghiên
cứu và phát minh trong lĩnh vực chuyên ngành của mình, mà còn đảm nhận công việc quản lí
kinh doanh ở công ty.
Nhưng, gần đây ông đã xin nghỉ công việc này, ông nói: “Quản lí không phải công việc mà tôi có
thể đảm đương tốt, vì vậy tôi cần nhường lại vị trí ấy.” Ông còn có dự định là sẽ không theo
đuổi nghiên cứu công nghệ thông tin nữa. Ông nói: “Tôi biết mình, biết ưu điểm của mình,
cũng biết chỗ thiếu sót của mình, tôi đã sáu mươi tuổi rồi, trong lĩnh vực mới của máy tính
hiện nay, sáu mươi tuổi như tôi rất khó để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật, thế