15. Người thành công cần phải “biết mình
biết ta”
Thế giới này lúc nào cũng có những kẻ ngu ngốc nắm quyền thống trị. Kẻ ngu muội trên đời
này có rất nhiều, nhưng kẻ ngốc nhất không phải là kẻ có vấn đề về trí lực, mà là kẻ coi người
khác là ngốc và tự nhận mình thông minh. Muốn trở thành người thông minh thì chỉ có sự
thông thái là chưa đủ, tự cho mình là sáng suốt thì càng tệ hơn nữa. Những người tự cho mình
là không biết gì, thực ra mới là người hiểu biết; còn không nhìn ra được những điều người khác
thấy thì mới là kẻ đầu óc rỗng tuếch.
Người ngốc trên thế giới này đầy rẫy, nhưng không một ai tự nhận mình ngốc, hoặc cố gắng
không ngốc.
------Baltasar Gracián
Khổng Tử nói: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri”, nghĩa là: biết thì nói là biết, không biết thì
nói là không biết. Nhìn bề ngoài, câu nói này giống như muốn nhắc nhở chúng ta cần phải
thành thật, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn, đó là: cần hiểu rõ mình biết cái gì, không biết cái gì, hay
nói cách khác, chính là cần tự biết mình biết ta. Có câu: “Con người quý ở chỗ biết rõ bản thân”,
việc ta còn nhiều thứ “không biết” là điều rất bình thường, chỉ có những kẻ không rõ bản thân
mình “không biết” những gì, mới là người ngốc thật sự.
Nhưng, trong cuộc sống, có một số người luôn không hiểu được mình rốt cuộc là như thế nào.
Họ luôn cảm thấy mình không có gì là không biết, không có gì là không thể. Họ chỉ nhìn thấy
mặt thông minh mà không nhìn thấy mặt thiếu hiểu biết kia, chẳng khác nào bị cái bóng của
chính mình che khuất, cuối cùng dẫn đến việc đi nhầm phương hướng.
Một nghiên cứu gần đây của giáo sư David Tanin thuộc khoa tâm lí học trường đại học Cornell
Mỹ cho thấy, một kẻ vô dụng luôn luôn không tự biết mình biết người, và cũng không biết rằng
bản thân mình thiếu năng lực. Những người này luôn làm việc không hiệu quả, nhưng lại luôn
tự cho rằng mình không có gì là không làm được.
Giáo sư David Tanin cho rằng, một nguyên nhân dẫn đến điều này, đó là: Chỉ có một số ít
những người tài năng và học tập thực sự mới có đủ tri thức cần thiết để “tự biết mình biết
người”. Còn kẻ kém cỏi, do không đủ năng lực nên thường đưa ra những kết luận sai lầm và sự