một người chồng tốt hoặc một khối tài sản lớn chống lưng cho. Khi lần đầu tiên đem tác phẩm
đến một nhà xuất bản, họ thản nhiên nói: “Phu nhân, bà nên ở nhà sinh con, chứ đừng sáng tác
làm gì”.
Nữ sĩ Aurore Du-pin không thể chấp nhận từ bỏ ước mơ của mình và trở về với cuộc sống gia
đình tầm thường. Cô hạ quyết tâm, nhất định phải phá vỡ sự bó buộc của nếp sống ấy, phải
nghĩ ra một cách đặc biệt để thực hiện sự nghiệp mà chưa có người phụ nữ nào làm được.
Năm 1832, nhà xuất bản nọ nhận được một bản thảo của tác giả mới, có bút danh là “George
Sand”, tên của bản thảo tiểu thuyết này là “Indiana”. George Sand là một cái tên nghe rất nam
tính, khiến cho tất cả người Paris đều nghĩ rằng đây là tác phẩm của một người đàn ông.
Nhưng thực tế, đó chính là bút danh của nữ sĩ Aurore Du-pin.
Cùng lúc đó, cô cũng bắt đầu ăn vận giống đàn ông. Cô khoác bên ngoài chiếc áo khoác dài của
nam giới, đội mũ xám, đi giày nặng và thắt cra-vát. Thậm chí cô còn hút xì gà, nói chuyện giống
đàn ông, và không tỏ ra sợ hãi trong bất kì trường hợp nào.
Nhà văn nữ đặc biệt này đã truyền cảm hứng đến người dân Paris, thậm chí những nhóm nhà
văn nam cũng đã tiếp nhận cô. Cô cùng hút thuốc, uống rượu với họ, thậm chí còn nảy sinh tình
cảm với các nghệ thuật gia nổi tiếng khắp châu Âu như nhà thơ Musset, nhạc sĩ Liszt người
Hungari, nhạc sĩ Chopin. Cô theo đuổi họ, sau đó đá họ một cách không thương tiếc. Trong tất
cả những việc này, cô đều nắm quyền chủ động. Những hành vi và cử chỉ vượt quá mức cho
phép của cô khiến người ta choáng váng, nhưng đồng thời cũng khiến cho người ta phải
ngưỡng mộ.
Tuy nữ sĩ George Sand đã phát huy đến cực điểm hình tượng như vậy trước công chúng, nhưng
riêng về mặt cá nhân, cô vẫn giữ sự độc đáo riêng của mình. Cô hiểu rất rõ rằng, vai diễn
“George Sand” này rồi cũng sẽ có một ngày trở nên tầm thường, mọi người rồi cũng sẽ mất đi
cảm giác bí hiểm trước cô. Để tránh khỏi điều này, cô bất ngờ tạo một sự chuyển biến lớn, tạo
ra sự mới mẻ cho hình ảnh của mình. Vậy là cuối cùng, mọi người vẫn giữ cảm hứng cao độ với
nhà văn thần bí, kì quái này.
Trong nhật ký của George Sand, cô nói, thực ra cô cũng không muốn trở thành một người đàn
ông, mà chỉ muốn mượn vai diễn này để quyết định nhân cách độc lập của mình, cô từ chối sự
bó buộc mà xã hội này mang lại. Cô tạo ra một hóa thân nhằm mục đích là để đối kháng với cái
xã hội “bình thường” này.
Từ đó về sau, phụ nữ sáng tác thơ văn không còn là điều không tưởng nữa, những người phụ