- Mình là số ít mà hai mẹ con. Số ít nên phải chịu thiệt thòi. Nhưng mà
cậu bé sao trông buồn thế? Hôm nay bị điểm kém à?
- Dạ, thưa ông không phải ạ.
- Học trường Ngô Sĩ Liên chuyên à. Thế thì giỏi đấy. Văn minh nó đi
theo tuyến tính. Qua xe đạp nó lên xe máy rồi ô tô. Nhưng đấy là nói văn
minh vật chất thôi. Còn quan trọng là cái đầu, là ý chí con người cháu à.
- Ông à, thấy ông bơm xe đọc sách, con lại nhớ đến nhà toán học thời cổ
Archimède. Một hôm ông đang ngồi trước một bài toán vẽ trên cát thì quân
xâm lược La Mã đến quấy rầy. Ông liền đứng dậy, gạt tay: Đừng làm hỏng
các hình tròn của ta. Mà mẹ ơi, mẹ có biết ông Bernhard Riemann, một
trong mười nhà toán học lỗi lạc nhất của thế kỷ 19 không?
- Mẹ không biết!
- Người ta vẫn gọi là Hình học Riemann, Tích phân
Riemann đấy. Ông ấy xuất thân trong một gia đình rất nghèo mẹ ạ.
- Vậy à?
- Nhưng mà nghèo hơn cả là nhà vật lý hóa học tên là Michael Faraday.
Bác gì đây có biết không ạ?
Nghe chú bé đột ngột hỏi mình, thầy Quang Tình liền cười cười, gật gật:
- Có! May quá, bác vừa đọc được tiểu sử ông. Ông là người phát minh ra
định luật Faraday mang tên ông đó. Định luật này khám phá ra ảnh hưởng
của điện môi với các hiện tượng tĩnh điện và nhiều thứ khác nữa, có phải
không cháu? Nhà nghèo, bố làm thợ rèn. Một hôm thầy giáo thấy Faraday
đến lớp không mang theo cặp sách mà mặt thì buồn rười rượi. “Có chuyện
gì thế, Faraday?” Thầy giáo hỏi. Faraday đáp: “Thưa thầy, con đến xin
phép thầy cho con thôi học để ở nhà trông em. Vì dạo này bố con thất
nghiệp, mẹ con phải đi giặt thuê để kiếm tiền nuôi gia đình.” Nghe vậy thầy
giáo liền tiến đến vỗ vai Faraday: “Con hãy dũng cảm lên! Hãy mài giũa ý
chí cho bền và noi gương hiếu học của người xưa, Michael!”
Chiếc xe đã chữa xong. Dựng xe lên, ông lão giao nó cho người mẹ, và
hất hất tay: