Cầm mấy thanh xà có những lỗ đục của thầy Quang Tình trên tay, ông
phó mộc tấm tắc, rằng thì là thầy là người có tố chất khéo léo và có đầu óc
thẩm mỹ đây.
- Tôi chắc chỉ khoảng dăm tháng nữa cứ nhịp điệu này là thầy sẽ có trình
độ bậc hai thợ mộc đấy.
Thầy Quang Tình hỏi:
- Sư phụ có quá khích lệ tôi không?
- Không. Sự học, tay nghề là vô cùng. Tôi không việc gì phải nịnh thầy.
Đối xử với nhau cứ thẳng mực tầu dù có đau lòng gỗ, thầy ạ. Thế mới bền
dai được.
Biết mình nói hớ, thầy Quang Tình liền gãi gãi gáy, hạ giọng:
- Một lỗ đục chuẩn là thế nào?
- Là thế nào ư?
- Vâng.
- Là khi tra mộng vào, bên lỗ đục còn ứa nước ra cơ, thầy ạ.
- Chà!
- Nói thế thôi là nói cái tuyệt đối, thầy ạ. Còn bây giờ, tôi nghĩ, mục tiêu
của thầy như có lần thầy đặt ra, thì chỉ cần đến trình độ tay nghề bậc hai.
- Bậc hai thì làm được những việc gì, sư phụ?
- Chẳng hạn, một cái chạn bát, bộ bàn ghế học sinh, hoặc khá hơn là một
cái cửa chớp.
- Sư phụ có biết, các trường phổ thông trong thị trấn và huyện ta đang
cần những gì không? Có được một tay nghề đủ để sửa chữa bàn ghế học
trò, hoặc làm những chiếc thước kẻ, com pa, các đồ dùng dạy học, tôi chỉ
mong được như thế.
- Vậy là lòng của thầy vẫn còn nhớ thương việc giáo dưỡng con trẻ!
Nhưng những việc như thế thì dễ ợt. Thầy vừa có tư chất ông thầy vừa có
năng khiếu người thợ. Đây này, hãy xem cái lỗ đục của thầy.
Ông Văn Chỉ nhấp nháy con mắt bên trái: