NGƯỜI TÌNH HOA BẮC - Trang 5

trong Người tình, chỉ đến giây phút chia lìa mới thấy được sự tồn tại của
tình yêu ấy.

Khác biệt xiết bao so với nhân vật Jo trong Đập ngăn Thái Bình Dương

(1950), anh chàng da trắng xấu xí, thảm hại, chỉ thu hút sự quan tâm của
Suzanne và gia đình cô bé vì lý do kinh tế đơn thuần. Và nếu ngược lên đến
hình ảnh Léo trong nhật ký những năm 40 của Mar-guerite Donnadieu, gã
bản xứ “xấu xí rõ rệt hơn một người An Nam trung bình”

[4]

mà cái hôn

trộm khiến cô ghê tởm đến nỗi “khạc nhổ không ngừng, khạc nhổ suốt
đêm”, thì Người tình Hoa Bắc, xuất hiện sau nửa thế kỷ, quả là một dị bản
hoàn thiện, và tương phản trọn vẹn.

Thế nhưng người Hoa có tồn tại thực hay không? Và nếu như ở Sa Đéc

ngôi mộ của người Hoa họ Huỳnh còn đó, thì liệu có tồn tại chăng câu
chuyện tình với cô bé da trắng, hay với bà mẹ của cô, như một số người gợi
ý? Không thể đưa ra một khẳng định nào, bởi với Marguerite Duras, sự
thực cao nhất, duy nhất đáng kể, chính là sự thực văn chương, nhà văn
đồng nhất hóa mình với tác phẩm đến mức không còn biết điều gì là tự
thuật và điều gì là hư cấu.

Điều lay động ta khi đọc và ám ảnh ta lâu dài sau đó, chính là sức mạnh

mê hoặc của những chủ đề trở đi trở lại, quấn quýt lấy nhau, xuyên qua
toàn bộ sáng tác của nhà văn: ham muốn, tình yêu, cái chết. Riêng với độc
giả Việt Nam, sức hấp dẫn không cưỡng nổi còn từ vẻ đẹp của những đêm
mùa khô, của những cơn mưa gió mùa, của mênh mang đồng ruộng, của
xóm ghe thuyền, của bầy trẻ đánh xe trâu, những hình ảnh vừa huyền ảo,
vừa rất thực, rất sống động, của mảnh đất phương Nam…

Lê Hồng Sâm

___________________________

Chú thích:

[1]

Người tình Hoa Bắc, tr.12.

[2]

Người tình Hoa Bắc, tr.17.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.