điểm trang để biểu diễn mà lại hồn hậu như “cây cao lương đỏ trên cánh đồng
phương bắc” như Trương Nghệ Mưu, từ trong đáy lòng tôi đã hình thành nên
một niềm tôn kính.
Trong cuộc “hội đàm” chóng vánh ấy, tôi nói với Trương Nghệ Mưu:
Nghệ thuật gia (tôi cao giọng thanh minh rằng, tôi chẳng phải là nghệ thuật
gia gì cả, nhưng tôi cho rằng tiền đồ của Trương Nghệ Mưu là vô cùng xán
lạn, đến trên tuổi ba mươi lăm - tức độ tuổi trung niên - anh ấy sẽ là một nghệ
thuật gia chân chính trong lĩnh vực điện ảnh) đều là những người chủ quan
đến độ cực đoan. Trong đầu có những suy nghĩ chủ quan, có những theo đuổi
xác định, cho dù có bị chửi bị phê vẫn phải đi trên con đường riêng của mình.
Do vậy, truyện của tôi mà chuyển thể thành kịch bản phim, đối với tôi mà
nói, nó chỉ có ý nghĩa trên phương diện trả tiền nhuận bút, anh hoàn toàn có
thể đắp một chiếc lò khác cho riêng mình. Anh muốn cho “ông tôi”, “bà tôi”
thử bom nguyên tử trên mảnh đất trồng cao lương cũng không sao, không
quan hệ gì đến tôi, không những không quan hệ mà tôi còn vỗ tay hoan hô
dũng khí của anh. Quay xong phim mà thành công, vinh quang thuộc về phần
Trương Nghệ Mưu anh, không thành công thì cũng chỉ là nỗi hổ thẹn của
riêng Trương Nghệ Mưu anh. Trương Nghệ Mưu đã nói là, anh ấy rất khoái
cái chất lãng mạn khoáng đạt, không câu nệ tiểu tiết, dám giận dám yêu dám
giết người đốt nhà dám chửi… nói chung là dám đủ thứ của những nhân vật
trong truyện của tôi. Anh ấy cho rằng, chúng ta không thể giống như những
con người chỉ biết “ngồi nghe bà nội kể chuyện bi tráng anh hùng của những
con người cách mạng”, không khóc nổi nhưng vẫn đưa tay chùi nước mắt
quẹt mũi như xưa nay nữa. Anh ấy còn nói là sẽ khai thác cho kỳ được “cái
thần” của cây cao lương…
Trương Nghệ Mưu ra về, tôi đưa anh ấy ra đến cổng. Như bước ra khỏi
một chiếc hang chuột, ánh nắng tháng tám chan hòa đến nhức mắt. Đứng
nhìn theo Trương Nghệ Mưu, tôi thấy chân anh ấy hơi khập khiễng, sau này