biểu hiện của sự không bình tĩnh, mà sự không bình tĩnh là kẻ địch đáng sợ
nhất của tư tưởng. Tôi không cho rằng tình cảm bị xao động là không nghệ
thuật, là không hiện đại; nhưng tình cảm bị xao động không thể trở thành tiêu
chuẩn duy nhất và cuối cùng để bình giá nghệ thuật. Trong giới văn học cũng
có nhiều bậc đại gia phạm phải sai lầm này. Trong rất nhiều cuộc thảo luận về
văn học tôi đã từng nghe rất nhiều bậc đại gia nói rằng, tác phẩm này cực tốt,
bởi khi tôi đọc nó thì nước mắt tôi rơi lã chã! Khiến người ta chảy nước mắt
có nhất định phải là một tác phẩm tốt hay không? Không nhất định phải như
vậy. Thấy chuyện bất bình thì nghiến răng mím lợi, vì đồng tình mà rơi nước
mắt là sự phản ánh những tình cảm bình thường, nhà nghệ thuật có cần biểu
hiện tình cảm cao cấp hơn một tí hay không? Tôi cảm thấy đó là điều rất cần
thiết.
Khương Văn không hề biến gã điên họ Tần thành một thứ dầu Vạn
Kim trong mắt của người xem nhưng anh ta đã thể hiện một gã điên vô cùng
tuyệt vời trong phim. Chỉ cần trường đoạn gã điên quét đường phố là Khương
Văn đã thể hiện được tính cách cơ bản của nhân vật này - những động tác
quét như múa của gã điên hô ứng với những điệu múa trong phần đầu bộ
phim - khi chỉ huy dàn đồng ca, hình như chủ đề được lặp lại nhưng có biến
tấu. Một vài chi tiết nữa cũng rất đáng để ý: gởi đơn xin kết hôn, nén mình
vào hắc bang. Đương nhiên, những chi tiết này có thể có căn cứ từ trong
nguyên tác, nhưng giả sử không có Khương Văn biểu hiện một cách vô cùng
sinh động, những tình tiết ấy chỉ có thể truyền cho người xem một cảm giác
nặng nề và ngưng trệ mà thôi. Những cảm xúc rất thanh thoát trong “Thị trấn
Phù Dung” phần lớn dựa vào tài năng của Khương Văn.
Nếu bảo rằng nghệ thuật biểu hiện của Khương Văn trong “Hoàng hậu
cuối cùng” phần lớn là dựa vào những cảm thụ tự thân từ thuở thanh thiếu
niên thì trong “Thị trấn Phù Dung”, Khương Văn đã nhập thân vào vai diễn
gã điên họ Tần không chỉ từ những cảm thụ tự thân đơn giản ấy mà tiếp thu
từ nhiều nguồn mạch khác nhau. Đây là một sự nhảy vọt trong nghệ thuật