lĩnh ấy, đương nhiên Khương Văn là đại tướng tiên phong. Từ xưa đến nay ở
Trung Quốc chưa có bộ phim nào nhận được sự tán dương cũng như những
lời bình luận đủ sắc màu như “Cao lương đỏ”. Việc đã qua mấy năm, nhìn lại
mới thấy rằng những lời tán dương và phê bình ấy có phần hơi quá lời, là sản
phẩm của một kiểu phê bình thiếu bình tĩnh của một thời.
Lời phê bình của những người này là rất thiếu thuyết phục. Họ vẫn tiếp
tục đi theo con đường phê bình “vũ huấn”, lời lời có dẫn chứng, có chứng
minh trông rất tiếp cận chân lý - nhưng thực tế là kiểu vạch lá tìm sâu, vạch
áo bắt rận mà thôi. Do vậy mà thoạt trông thì “Cao lương đỏ” dường như gây
được làn sóng phê bình rất mạnh mẽ nhưng về thực chất thì không hề có chút
nghiêm túc nào, không xuất phát từ điểm nhìn nghệ thuật thuần túy nào. Nó
có thể có tác dụng thực tế trong việc doanh thu của “Cao lương đỏ” nhưng
không có giá trị gì nhiều về mặt học thuật cũng như nghệ thuật. Đương nhiên,
chúng ta rất hy vọng làn sóng tranh luận phê bình này nên duy trì đối với mỗi
bộ phim để cho những người đang làm công tác nghệ thuật này có điều kiện
đứng dậy, nhưng rồi cơ hội này là “nhất khứ bất phục phản”. Do vậy mà tất
cả những lời chửi bới khiến người ta không thích thú lắm của giới phê bình
cuối cùng cũng chỉ còn là những tiếng muỗi vo ve bên tai của giới điện ảnh
thôi…
Trên thực tế, trước “Cao lương đỏ”, một số chủ tướng hình thành nên
“thế hệ đạo diễn thứ năm” đã thông qua những bộ phim như “Đất vàng”,
“Một người và tám người”, “Trộm ngựa”, “Rời khỏi cuộc săn”… để tuyên bố
một cách hùng hồn rằng một lớp đạo diễn điện ảnh mới đã từ bỏ con đường
chính thống theo kiểu cắn răng chảy nước mắt truyền thống. Nhưng con
đường này là chưa hoàn toàn triệt để. Những hiệu quả mới khiến người ta
phải chú ý trong những bộ phim của họ chủ yếu là dựa vào sự cách tân về
quan niệm và kỹ thuật điện ảnh, cho nên chúng dựa chủ yếu vào kỹ thuật của
người quay phim chứ không phải là sự đổi mới của diễn viên, cống hiến của
người quay phim lớn hơn cống hiến của diễn viên nhiều. Hiện tượng này có