NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 304

và “tính cách diễn viên”. Ý của tôi là: Một diễn viên giỏi thì có thể diễn vai
hoàng đế lẫn vai lưu manh; một diễn viên giỏi đương nhiên là diễn hoàng đế
thì giống hoàng đế, diễn lưu manh thì giống lưu manh. Diễn viên giỏi không
phải như một viên kẹo trong ruột thì giống nhau nhưng được gói bởi những
vỏ kẹo khác nhau, những diễn viên đánh bại được vai diễn đương nhiên
không phải vĩnh viễn chỉ có một mùi vị như viên kẹo được, phiền phức quá!
Ý của tôi là: Một diễn viên giỏi sau khi đánh bại được vai diễn thì nên dùng
tinh thần của mình, cá tính của mình dung nhập vào vai diễn, dung hợp vào
tinh thần của vai diễn mà kịch bản đã chế định. Như thế, hoàng đế hay lưu
manh mà anh diễn mới có thể trở thành một điển hình với cá tính sinh động
và mới mẻ mà không phải là một hình tượng mang tính loại hình. Đặc trưng
cá tính diễn viên với đặc trưng cá tính vai diễn mà kịch bản đã chế định
thông qua đấu tranh mà dung hợp với nhau là con đường để người ta không
thể quên hình tượng được tái hiện trên màn bạc, ai sẽ là chủ đạo trong hình
tượng tinh thần này? Nói cách khác, ai sẽ chỉ huy ai đây? Đương nhiên là cá
tính diễn viên sẽ chỉ huy cá tính vai diễn. Viết đến đây, một câu nói sáng rực
hiện ra trong tâm trí tôi: Nguyên tắc của chúng ta là, Đảng chỉ huy súng,
tuyệt đối không có chuyện súng chỉ huy Đảng.

Trong trận quyết đấu giữa Khương Văn và Từ Chiếm Ngao, Khương

Văn đã thắng nhưng là một chiến thắng vô cùng gian nan. Chỉ cần một
quyền, Khương Văn đã đánh bại vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi, hai quyền
đã đánh gục một quan chức văn hóa là gã điên họ Tần, nhưng ba quyền vẫn
chưa thể hạ nổi người anh hùng thảo dã Từ Chiếm Ngao. Từ Chiếm Ngao là
loại người nào vậy? Từ nhỏ đã giết người hôi của, đốt nhà phá cửa, cay độc
nham hiểm, cuồng phóng tự do, thắt lưng đeo lựu đan, mở miệng là tuôn
những lời của thổ phỉ, dễ gì đánh gục được bằng ba quyền? Nhưng cuối cùng
hắn ta cũng đã quy phục Khương Văn. Khương Văn không phải vung quyền
đánh nhau một cách đường đường chính chính, anh ta dùng cách đánh nhau
của kẻ lưu manh. Trong lịch sử phong kiến mấy nghìn năm của Trung Quốc,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.