đến “Lý Liên Anh”. Đây là hai con người dũng cảm, nếu trong tình cảm nam
nữ mà cho phép dùng đại tự để viết thì tôi cho rằng giữa Khương - Lưu có
mối quan hệ cao thượng, là một kiểu quan hệ trong sáng và bao la như bầu
trời tháng mười. Kỳ thực, để có được sự quan tâm nghị luận của nghìn triệu
người yêu thích điện ảnh cũng là một sự ưu ái, hy vọng hai người cũng nhận
được sự ưu ái thế này.
Mang theo phong độ oai hùng của người anh hùng thảo dã Từ Chiếm
Ngao, Khương Văn tiến vào những con ngõ hẹp của Bắc Kinh. Sau những
trận gió bão tơi bời vẫn thường có những cơn gió hiu hiu và những làn mưa
nhẹ, từ “Cao lương đỏ” đến “Xuân Đào” là một sự chuyển hoán tương tự. Tôi
không có ý định phủ nhận bộ phim này, nhưng thành thật mà nói tôi vẫn nghĩ
đây không phải là bộ phim mà Khương Văn dồn tất cả tâm trí, vai diễn nam
chính đối với Khương Văn là quá nhẹ nhàng, do vậy mà Khương Văn cũng
diễn quá nhẹ nhàng. Anh ta sống một cách thỏa mãn an nhàn trong một gia
đình thường thường bậc trung và hình như những lớp mỡ trong người anh ta
cũng dày thêm nửa tấc, cho dù là sắm vai chính nhưng Khương Văn chỉ dùng
da thịt của chính mình. Đây không phải do Khương Văn sai. Giống như ngày
xưa, Belinxki bình luận Tolstoi rằng: Một người hát bè cao dùng tiếng hát của
mình lấn át tiếng hát của người hát bè trầm trong dàn hợp xướng, tố chất của
bè cao sẽ tự nhiên biểu hiện ra. Trong “Xuân Đào”, Khương Văn dùng da thịt
để diễn, nhưng cốt cách “dùng tinh thần để diễn” vẫn tùy lúc mà biểu hiện ra,
mỗi lần nó biểu hiện thì lưu lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Chẳng hạn,
cảnh Khương Văn giơ tay về phía Xuân Đào trong đêm tối, cảnh đôi mắt
Khương Văn vọng về bức tường thành cũ nát có vẽ hình một người đàn bà
quảng cáo cho thuốc lá thơm…
Qua những cơn gió nhẹ và những làn mưa lất phất, bầu trời đột nhiên
trở nên đen kịt, hơi quỷ âm u nhập xâm vào da thịt, đại thái giám Lý Liên
Anh đầu tóc bạc rối bời từ phần mộ chui lên. Lần thứ ba Khương Văn và Lưu
Hiểu Khánh hợp tác, chỉ có “Lý Liên Anh” mới đáng gọi là “Tần Tấn chi