duyên”. Tôi cho rằng trong “Thị trấn Phù Dung”, những gì Khương Văn thể
hiện đã lấn át hào quang của Lưu Hiểu Khánh; trong “Xuân Đào” sự hợp tác
của Lưu Hiểu Khánh với người chống pháp định đứt gánh giữa đường khiến
Khương Văn thể hiện cũng bình bình thường thường. Nguyên nhân nào đã áp
chế Khương Văn biểu hiện cá tính khiến anh ta từ một ngọn lửa phừng phừng
biến thành những đốm ma trơi lập lập lòe lòe? Bởi Lý Liên Anh đã bị mất
sinh thực khí! Trong trận quyết đấu giữa vai diễn và diễn viên này, vai diễn
Lý Liên Anh và diễn viên Khương Văn bất phân thắng bại. Chính cuộc quyết
đấu ngang ngửa này đã quyết định thành công của bộ phim. Lưu Hiểu Khánh
- Từ Hy uy nghi đã trấn áp một Khương Văn Lý - Liên Anh tàn tồn ý thức
nam tính, hình thành cục diện “hai xe cùng tiến” (hai hình tượng Từ Hy thấp
thoáng trong tấm kính trên lưng Lý Liên Anh có ý nghĩa tượng trưng sâu
sắc). Do vậy vai diễn nam nữ và diễn viên nam nữ đã đánh bật phù hiệu phân
biệt giới tính trong “Lý Liên Anh”; việc kêu gào khẩu hiệu “nam nữ bình
đẳng” mấy nghìn năm nay đã được thực hiện trong “Lý Liên Anh”; những
người theo đuổi chủ nghĩa nữ quyền, vận động giải phóng phụ nữ có thể nhận
được những gợi ý từ “Lý Liên Anh”?
6. Trong “Bản mệnh niên”, Khương Văn thủ vai một thanh niên có
nhiều ác tích nhưng lương tâm không tồi. Đây là một câu chuyện kêu gọi sự
đồng tình và lý giải, cũng là một câu chuyện vô cùng thông thường trong
cuộc đời thực. Nếu ra đời sớm hơn khoảng năm năm, bộ phim này rất có thể
sẽ gây nên một tiếng nổ kinh thiên động địa, nhưng điều khiến người ta tiếc
nuối là người xem đã thưởng thức no nê kiểu phim Vương Sóc nên đối với
kiểu người Bắc Kinh biến thái như thế này có đôi chút chán ngán. Do vậy,
cho dù biên kịch, đạo diễn, diễn viên đều rất ưu tú nhưng bộ phim này vẫn
không nhận được sự tán thưởng của mọi người. Thiết nghĩ, điện ảnh Trung
Quốc đang kêu gào phải có những điều mới lạ không chỉ ở đạo diễn và diễn
viên mà còn ở nhà biên kịch phải có những ý tưởng mới, thậm chí, tiếng kêu