Mặt mày hết sức tươi tỉnh, ngôi sao điện ảnh Củng Lợi nói với phóng
viên:
- Tôi là một con cá lọt lưới. Mẹ tôi đã triệt sản mấy năm nhưng không
hiểu vì sao lại mang thai tôi, ban đầu bà vẫn nghĩ là mình mắc chứng bệnh gì
đó. Đến bác sĩ kiểm tra, bác sĩ nói: Mang thai rồi! Mẹ tôi nói: Tôi triệt sản
rồi! Chuyện gì đang xảy ra? Bác sĩ nói: Có trời mới biết là chuyện gì xảy ra
đối với các người. Mẹ tôi đã có ba con trai và một con gái, không muốn có
thêm con nữa - nếu không như thế thì đã không triệt sản - Bác sĩ lại bảo: Dù
sao thì cũng đã có thai rồi, không dễ gì bỏ được đâu, sinh thôi! Thuở ấy vấn
đề sinh đẻ có kế hoạch vẫn chưa nặng nề lắm, bố và cậu tôi ước hẹn với
nhau: Nếu là con trai thì nó thuộc về cậu, còn nếu sinh con gái thì bố mẹ tôi
không nỡ lòng đưa cho cậu.
Bố mẹ Củng Lợi không thể tưởng tượng được rằng, đứa con gái được
sinh ra ngoài dự liệu ấy hai mươi năm sau lại mang về cho họ bao nhiêu là
vinh dự, đương nhiên cũng không ít phiền toái. Bởi Củng Lợi từ thuở nhỏ
không hề biểu hiện những tố chất khác biệt gì với người bình thường như
những thiên tài trong lịch sử nhân loại. Năm lên một tuổi, cô theo gia đình di
cư đến Tế Nam. Trên vùng đất mùa hè thì nắng như đổ lửa mùa đông thì rét
đến cóng người này, cô cũng giống như bao đứa trẻ bình thường khác: vào
nhà trẻ - học tiểu học - học trung học, tuổi thơ cô đi qua một cách yên bình,
thiếu màu sắc. Sau khi tốt nghiệp trung học, Củng Lợi không đỗ đại học nên
phải qua một thời gian tìm việc. Sau một thời gian, Củng Lợi trở thành nhân
viên tư liệu trong Nhà xuất bản Văn nghệ Sơn Đông, rồi tiếp tục làm cô bảo
mẫu trong nhà trẻ trường Đại học Sơn Đông. Những ngày làm nhân viên tư
liệu không lưu ấn tượng gì lại trong tâm hồn cô nhưng những ngày làm bảo
mẫu thì cô còn nhớ rất rõ ràng. Củng Lợi dạy cho các cháu hát múa, những
khuôn mặt thơ ngây và tươi tắn như hoa lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí cô.
Nửa đùa nửa thật, Củng Lợi nói: Khi tôi làm bảo mẫu, những phụ huynh của
các cháu đều ngại tôi nên thường muốn lấy lòng, sợ tôi cho con cháu họ “đi