giày chật”! Cô ngôi sao điện ảnh hiện đại hễ mỗi lần nói tới trẻ con là bộc lộ
tình cảm rất chân thành. Cô nói, trong “Cao lương đỏ” có Đậu Quan, “Cúc
Đậu” cũng có một đứa trẻ, “Chuyện của Thu Cúc” có cô em gái và cô đã có
sợi dây liên lạc về tình cảm rất sâu đậm với những đứa trẻ ấy. Mẹ của đứa trẻ
sắm vai Đậu Quan trong “Cao lương đỏ” đã từng hiểu nhầm Củng Lợi, nói
với con trai: Cô ta (Củng Lợi) là giả, còn mẹ là thật. Cô ta chỉ diễn kịch với
con, còn mẹ thì cho con ăn, giặt quần áo cho con. Còn khi nói với đứa con
gái trong “Chuyện của Thu Cúc” thì đôi mắt Củng Lợi đỏ hoe, đưa bức thư
mà cô bé viết cho phóng viên xem, mở miệng là “em gái tôi”, chứng tỏ Củng
Lợi có chân tình thực cảm với cô bé này.
Bố mẹ Củng Lợi cũng chẳng đặt nhiều kỳ vọng vào con gái của mình
nên khi Củng Lợi báo tin là đã đăng ký dự thi vào Học viện Nghệ thuật họ
cũng chẳng quan tâm lắm. Củng Lợi kể lại rằng, lúc ấy mẹ cô chỉ nói: Thứ
mũi thấp, mắt nhỏ miệng nhỏ như con, ngoài việc có chất giọng nghe cũng
được thì còn có khả năng gì nữa nào? Bố mẹ không phát hiện ra ở con mình
những điểm đặc biệt gì nên họ cũng xem chuyện Củng Lợi mấy lần thất bại
cũng là chuyện bình thường.
Thất bại trong việc thi vào Học viện Kịch nghệ Quân đội và Học viện
Nghệ thuật Thượng Hải, Củng Lợi gần như tuyệt vọng. Đúng lúc ấy, có một
người đã tốt nghiệp Học viện Kịch nghệ Quân đội đã hướng dẫn cho cô một
số kiến thức về nghệ thuật biểu diễn. Ngay sau đó Củng Lợi đăng ký dự thi
vào Học viện Kịch nghệ Trung ương và lần này thì cô đã toại nguyện.
Củng Lợi kể rằng, khi cô mặc chiếc quần bò, đeo ba lô bước chân vào
khu thánh địa trong mơ ước của không biết bao nhiêu nam thanh nữ tú để làm
thủ tục nhập học, thì Học viện đã khai giảng được ba ngày. Lúc ấy, tất cả học
sinh đều đang luyện tập trên thao trường, cô đi theo một thầy giáo ngây ngô
bước chân vào thao trường. Thầy giáo nói: Các em học sinh, đây là bạn Củng
Lợi từ Sơn Đông đến. Những con người cũng không kém phần may mắn ấy
lặng lẽ quan sát và đánh giá cô sinh viên nhập học muộn. Vóc người Củng