giàn lửa qua bàn tay của Canvanh(4), ông đã bỏ qua không viết một bản
thuyết trình chi tiết về phát minh của mình cho nên sự kiện quan trọng về
kiến thức y học ấy chỉ thể hiện xen vào nội dung của một trong những tác
phẩm ông viết về tôn giáo. Nhưng sự kiện lớn đã tồn tại trong tác phẩm ấy.
Còn về bức tranh bất hủ của Bôtixeli(4) “Thần vệ nữ giáng sinh”, việc bức
tranh biến mất trong vòng một phần của thế kỷ ấy, đã được xác nhận và
thuật lại. Ngoài ra, câu chuyện về người mẫu của bức tranh như đã kể lại ở
đây cũng đúng với sự thực.
Cuối cùng, nếu như có ai đã chế giễu và nói rằng vấn đề thôi miên “mà
Paraxen(5), con người vô song đã biết rõ và gọi là từ tính học” mới chỉ có
từ thời Mexme(6), thì hẳn họ sẽ phải cứng họng khi được thông báo rằng:
hiện tượng kì lạ ấy đã được một học phái Ai Cập sử dụng từ bốn mươi thế
kỷ nay, kể cả việc sử dụng quả cầu thuỷ tinh.
Những việc làm của toà án tôn giáo viết ở nhiều đoạn trong cuốn sách này
đúng với sự thực và đã dựa trên cơ sở lịch sử, đặc biệt là những điều nói về
vị đại pháp quan Tôma đơ Tôcơmađa.
Nhưng các chi tiết này có gì quan trọng nhỉ? Đây chỉ là truyện tiểu thuyết
và ai cần biết ở chỗ nào kết thúc sự thực và bắt đầu trí tưởng tượng
Phrăng Gi. Xlôtơ
Thành phố Giăcxơn, Phlôriđa.
Ngày 10 tháng Năm 1949
Chú thích:
(1) Anđrê Vésale (1514-1564). Giáo sư đại học y khoa người Phlamăng,
chuyên về giải phẫu học của Galiêng và một số thấy thuốc cổ đại và đã tạo
ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Năm 1561 ông bị toà án tôn
giáo buộc tội đã mổ người vẫn còn sống. Nhờ vua Philíp II can thiệp, ông
được đền tội bằng một cuộc hành hương đến đất Thánh, nhưng thuyền bị
bão quật vào đảo Đăngtơ, ông đã chết tại đấy vì đói và kiệt sức.
(2) Michel Servet (1511-1553). Thầy thuốc và nhà thần học Tây Ban Nha.
Ông phát hiện ra vấn đề tuần hoàn máu qua phổi. Do phủ nhận vấn đề Tam
vị nhất thể (đức chúa cha, đức chúa con và đức chúa thánh thần chính là