Vi ệc không cần tuân theo luật chống khiếm nhã khiến cậu giật mình. Dù
vậy, cậu đã đọc lại và nhận ra nó không bắt cậu phải bất lịch sự; nó chỉ đơn
thuần cho phép cậu làm điều đó. Cậu khá tin tưởng rằng mình sẽ không bao
giờ dùng đến điều đó. Cậu đã quá quen với phép nhã nhặn trong cộng đồng
đến nỗi ý tưởng hỏi người khác một câu hỏi riêng tư, đẩy họ đến tình huống
khó xử, khiến cậu bực mình.
Không được phép kể về giấc mơ, cậu nghĩ điều đó không th ành vấn đề.
Cậu rất hiếm khi mơ nên dù sao việc kể về nó cũng không dễ dàng lắm với
cậu, và cậu rất vui vì được miễn làm điều đó. Dù vậy, trong một chốc, cậu
đã tự hỏi, làm thế nào để giải quyết nó vào bữa ban sáng. Chuyện gì sẽ xảy
ra nếu cậu có mơ – liệu có nên chỉ việc nói với gia đình rằng cậu không mơ
như cậu vẫn thường làm không? Như thế là nói dối. Tuy nhiên, điều luật
cuối cùng có nói… chà, cậu chưa thật sẵn sàng nghĩ về điều luật cuối cùng.
Vi ệc hạn chế sử dụng dược phẩm khiến cậu bức xúc. Mọi cư dân, kể cả trẻ
em – thông qua bố mẹ chúng, đều có thể dễ dàng có được dược phẩm. Lần
bị kẹp tay vào cánh cửa, cậu đã nhanh chóng hổn hển nói vào loa, thông báo
cho Mẹ biết, bà vội vàng yêu cầu thuốc giảm đau và thuốc ngay lập tức
được chuyển tới nhà. Gần như ngay tức khắc, cơn đau dữ dội trên tay cậu
chỉ còn hơi nhưng nhức, cảm giác duy nhất cậu còn nhớ được về chuyện
này.
Khi đọc lại điều luật số 6, cậu nhận ra rằng ngón tay bị kẹp thuộc loại
"không liên quan đến tập huấn". Vậy là dù chuyện đó có lập lại, cậu vẫn có
thể dùng được dược phẩm, nhưng cậu tin chắc nó sẽ không xảy ra nữa, từ
sau lần đó cậu rất cẩn thận mỗi khi lại gần những cánh cửa nặng.
Loại thuốc cậu đang dùng hiện nay, vào mỗi sáng, cũng không liên quan gì
đến tập huấn. Vậy là cậu sẽ tiếp tục uống thuốc.
Nhưng cậu rất lo lắng khi nhớ lại lời Trưởng lão nói về sự đau đớn trong
quá trình tập huấn. Bà gọi nó là "không thể diễn tả được".