2. DIỆC - DỊCH. Tại sao không gọi CÀ hay
GÀ HỌC - HƯƠU HỌC mà là DIỆC HỌC
hay Dịch học?
Ta thấy rằng ngay trong chữ Quái đã phản ảnh 3 tầng lớp Trên – Giữa –
Dưới – hay ta còn gọi là Trời – Người – Đất (Thiên, địa, nhân). Quẻ gà thì
biểu tượng đất vì là loài sống dưới đất – Quẻ hươu thì nằm trên gốc cây, có
nghĩa là trung gian hay giữa. Diệc hay Dịch là loài vừa sống trên trời vừa
sống trên cây vừa sống dưới đất nên nó hội đủ điều kiện để đại diện cho cả 3
tiêu chí trên. Hay ta có thể nói Diệc – Dịch chứa đựng cả Trời – Đất hay Càn
– Khôn. Chính vì vậy mà người xưa chọn Diệc – Dịch đại diện cho hệ thống
bói toán siêu hình hay triết học của họ.
Tiến trình biểu í chữ DIỆC - DỊCH
3. Ễnh Ương
- âm dương
陰 陽
Ngày nay ta thấy trên trống Đồng thường có tượng Cóc. Cóc tượng trưng
cho Thái cực (xem phần giải mã chữ viết). Thái cực sinh Lưỡng nghi = Âm
Dương = Cóc sinh Nòng Nọc = Ễnh Ương. Cách thành lập hai từ Ễnh Ương
- Âm Dương cũng tương tự như cách hình thành chữ Quẻ – Quái, Diệc –
Dịch. Ban đầu là hữu hình sau là trừu tượng - vô hình. Cụ thể như sau:
Nòng Nọc: là từ tượng hình, chỉ con một đầu to = Nòng, một đầu nhỏ =
Nọc = Hữu hình.
Chão Chàng: Không phải cóc, không phải ếch = Trung gian.