nên những câu chuyện ngụ ngôn, truyền thuyết để truyền khẩu từ đời này
sang đời khác hoặc khái quát hóa văn hóa của dân tộc mình bằng ngôn ngữ
hình ảnh, thông qua sự sắp xếp hợp lí trên một vật thể có tính vững bền như
trống Đồng, hay sử dụng ngôn ngữ của tranh dân gian để gởi gắm thông
điệp văn hóa của dân tộc mình.
Về văn hóa Dịch lí trên trống Đồng thì tôi đã trình bày ở phần trước, ở
phần này xin giải mã một thông điệp khác của Tổ tiên nước Việt về nguồn
gốc chữ Nòng Nọc dựa trên Dịch lí thông qua ngôn ngữ hình ảnh cùng một
bài thơ trên tranh dân gian Đông Hồ.
1. Vài nét về tranh dân gian Việt Nam
Tranh dân gian có một lịch sử hình thành rất lâu đời và từng phát triển mạnh
mẽ trong một thời gian dài. Tranh thường có hai loại, tranh Thờ và tranh
Tết. Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nó có phần giảm sút nhưng một
số làng nghề vẫn còn duy trì. Tranh dân gian được phát triển trên nhiều vùng
ở Việt Nam như Hàng Trống - Hà Nội, làng Sình - Huế, một trong những
nơi nổi tiếng và có truyền thống lâu đời đó làng Đông Hồ. Do xuất phát từ
đây nên dòng tranh này được gọi là tranh dân gian Đông Hồ.
2. Mục đích của tranh dân gian
Do nhu cầu thực tế của đời sống, tranh dân gian xuất hiện từ xa xưa nhằm
đáp ứng nhu cầu tâm linh trong vấn đề cụ thể hóa các vị thần thánh bằng
hình ảnh; đồng thời các nghệ nhân sáng tác tranh cũng sáng tạo, nhân hóa
những hình ảnh của các loài vật gần gũi với đời sống con người nông nghiệp
như cóc nhái, cá tôm để kể những câu chuyện mang tính trào phúng nhằm
đem đến cho con người những phút giây vui vẻ sau những ngày lao động vất
vả. Tất cả không ngoài mục đích đem đến cho con người sức sống mới, hy
vọng mới trong một năm mới. Tất nhiên mục đích của tranh không chỉ có
thế, bên cạnh việc bày tỏ tấm lòng của mình đối với Tổ tiên, người ta còn