NGƯỜI VIỆT - CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH VÀ CHỮ VUÔNG - Trang 77

thông qua những hình ảnh trào phúng, gởi vào đó những thông điệp, những
thứ mà họ, vì nhiều lí do, không thể truyền đạt trực tiếp bằng sách vở được,
nên dùng tranh dân gian như là một cuốn sách chứa đựng những thông điệp
để gởi lại cho mai sau. Đây là một tính toán hết sức khôn ngoan, vì mỗi năm
mỗi làm mới, không sợ mối mọt, hỏa hoạn hay lũ lụt tiêu hủy đi. Có thể nói
không một bức tranh nào không chứa đựng một nội dung sâu xa nào đó, bức
tranh dân gian Đông Hồ “Lão Oa giảng đọc” hay “Thầy Đồ Cóc” một là một
minh chứng. Theo tôi, bức tranh này chứa đựng một nội dung vô cùng quan
trọng, đằng sau những hình ảnh và câu thơ chính là thông điệp của Tổ tiên
Việt Nam về nguồn gốc Dịch lí và chữ viết của dân tộc mình. Thầy là Cóc
thì dạy chữ Nòng Nọc là tất yếu rồi, đây là chỉ dấu cho thấy Tổ tiên Lạc Việt
lưu lại thông tin về nguồn gốc chữ Nòng Nọc trong bức tranh này.

IX. Giải mã thông điệp về Dịch lí và chữ
Nòng Nọc trong bức tranh “Lão Oa giảng
đọc”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.