2. Các chữ trong bức tranh
Hàng chữ trên bức tranh là “Lão Oa giảng đọc” và 3 chữ khác trong bức
tranh, có một chữ rõ ràng, đó là chữ Trường
長 hay Tràng, còn hai chữ khác
hầu như không đọc được. Theo tôi trong bức tranh này các chữ được viết
theo tinh thần chữ Nôm, vì vậy chúng ta cần tìm kiếm các chữ đã mất nét
theo hướng này. Vì ngay tên bức tranh đã cho thấy đây là trật tự ngữ pháp
tiếng Việt “Lão Oa giảng đọc”, nếu là Hán thì phải là “Oa lão đọc giảng”.
Sau khi xem kĩ tôi thấy hai chữ bên dưới bức tranh đã mất nét là hai chữ
“Ếch
益 và Nhái 蚧” chữ còn lại là “Chàng 長”. Như vậy lớp học của Thầy
Cóc có các học sinh “Chàng
長” (chão) Ếch 益, Nhái 蚧.
Qua đây ta biết với tên bức tranh được viết theo ngữ pháp chữ Nôm,
chứng tỏ rằng cho đến thế kỉ 10 hoặc sau đó nữa những nhà Nho ở nước ta
vẫn còn lưu truyền thông tin chắc thật về nguồn gốc Dịch lí và chữ Vuông.
3. Các hình ảnh trong bức tranh
A. Động vật
1 Cóc là thầy, còn lại là 9 học trò = 10. Con số 10 là con số thành, số
trinh, số tuyệt đối của vũ trụ, vương quốc của thái cực chỉ có chừng ấy mà
thôi. Tất cả chia làm 3 loại: Ếch – Chão Chàng – Nhái. 3 loại tượng trưng
cho ba lớp: Trên – giữa – dưới hay Thiên – Nhân – Địa. Còn lại 2 con cóc
nhỏ, đây không phải học trò mà là con của thầy Cóc hay là 2 Nghi = Âm
Dương, 4 con phía dưới = Tứ tượng + 4 con ở trên = 8 quái. 8 quái + một
con bị đè xuống (trung cung) = 9 cung. Toàn bộ thành 12 chi. Đặc biệt thầy
Cóc là cóc Tía, ngồi ở phương Nam, cho thấy chữ Vuông là của người
phương Nam, cụ thể là người Việt (Xem giải thích tại phần năm).
B. Đồ vật
8 đồ vật = Bát quái. Trên bàn ta thấy đĩa trái cây hình con cua = Càn,
Đoài ( đồ đựng bút)- ly (cái ly) Chấn (lưỡi búa) Tốn (cái ấm) Khảm (tấm
thảm) Cấn (điếu). Khôn (cây tùng).