NGƯỜI VIỆT - CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH VÀ CHỮ VUÔNG - Trang 118

Còn chữ Đế ===== thì sao? Theo nghĩa tự điển Đế có nghĩa là Vua, vị Thần
rất tôn, thế thì làm sao mà đi chung với Hoàng là màu vàng được, vậy chữ
Đế phải có cái gì đó thuộc về màu sắc mới đi chung với màu vàng được chứ.
Đúng như vậy, chữ Đế này xưa kia người Việt cổ đọc là Đỏ, còn có âm khác
là Tía như đỏ mặt tía tai. Cũng như chữ Vàng, chữ Đế = Đỏ là màu sắc nên
không có hình dáng để vẽ nên chữ tượng hình vì vậy người xưa đã mượn

hình ảnh các tia sáng của mặt trời

để nói lên điều đó, vì Phương

Nam là nóng. Hình ảnh trên giáp cốt văn hay kim văn thể hiện rõ điều này,
có thể từ đó mới có từ Tía phái sinh từ Tia (sáng). Như vậy Đế là trại âm của
Đỏ, màu đỏ là tượng trưng cho phương Nam, phương Nam là Càn = Cha,
nên Tía còn có nghĩa là Cha. Ở miền Nam vẫn còn dùng từ Tía với nghĩa
này như “Tía em hừng đông đi cày bừa”. Chữ Đế này hiện nay âm Bắc Kinh
đọc là Ti (a), Triều Châu, Phúc Kiến đọc là Tịa; đồng thời người Trung Hoa
cũng dùng Đế với nghĩa là màu đỏ như trong “Quan Thánh đế quân” Chàng
Quan Thánh mặt đỏ. Như vậy ta thấy từ Hoàng Đế có nguồn gốc từ tiếng
Việt, được người Việt sử dụng trong hệ thống tư tưởng Dịch học, điều này
càng chứng minh rằng văn hóa dịch bao trùm lên toàn bộ nền văn hóa cổ đại
Trung Hoa. Trong tinh thần này câu chuyện Phục Hy sáng tạo ra Dịch học,
Nữ Oa với việc sáng thế và Thần Nông với việc mưu sinh của con người
nhất định đến từ cư dân lúa nước.

Ngược lại ta thấy truyền thuyết của người Việt chỉ có Đế = Đỏ chứ không

có Hoàng = Vàng. Vì ta là người phương Nam; đồng thời Đế cũng là bực
cao nhất ở phương Nam, đó là Cha = Tía. Gọi như thế là vì tính chất tâm
linh chứ không phải vị trí của người ấy. Cha ở đây là cội nguồn của Dân tộc,
mà Cha là Tía = Đỏ = Đế phương Nam. Chính vì vậy khi làm nên Hà đồ
người Việt cổ đã đặt phương Nam lên trên. Từ đây ta mới có Nam quốc – 10
chiến binh với chữ Sơn trên vai, gánh cả Bắc Nam của Hà đồ = Sơn Hà. Với
số 10 ấy ta mới biết vì sao người Việt xưa đã nói “Đem gan CÓC TÍA đối
sơn hà”. Như vậy ta thấy cách gọi Đế Nghiêu – Đế Thuấn có nghĩa là Đỏ -
Tía Nghiêu, Đỏ - Tía Thuấn, hay Cha Nghiêu – Cha Thuấn hay nói khác hơn
đó là cách gọi một cách kính trọng đối với người đứng đầu đất nước với tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.