9.
Thân – Chân. Hiện tượng Th = Ch có nhiều trong tiếng Việt như
Thanh = Chanh, Bát thánh đạo = Bát chánh đạo, Chùa Thiền = Chùa chiền.
Do đó Chân thành Thân là có cơ sở. Sau một ngày lao động, khi mặt trời đã
khuất sau chân núi, người Việt xưa trở về nhà, có lẽ những con khỉ, một loài
linh trưởng gần với con người, cũng bắt đầu thôi hoạt động, rút về thu mình
trên cây thành đàn như con người giờ đây về quần tụ với gia đình, gặp lại
những người thân. Có thể từ nhưng hình ảnh đó mà họ lấy con khỉ làm tiêu
biểu cho chi này; đồng thời từ đây người ta sử dụng các con vật nuôi trong
nhà để đại diện cho các chi còn lại.
10.
Dậu – Rào. Rào – dào – dậu (giậu). Ngày nay, ta vẫn còn dùng
hàng dậu hay dùng luôn từ ghép như rào dậu. Đến giờ này mặt trời đã lặn
xuống sau chân núi hay chân rào, gà cũng bắt đầu đi ngủ, nên con người
dùng con gà đại diện cho chi này. Điểm cần lưu í là khi trời bắt đầu tối
người ta cũng lấy con GÀ để tượng trưng, nên con gà đen gọi là gà ác, khi
trời bắt đầu sáng, màn đêm bắt đầu đổi màu nên người gọi mặt trời là ác
vàng, “Lần lần thỏ bạc ác vàng, Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn!”
(Truyện Kiều) cũng chính vì vậy trong Tiên Thiên Bát Quái người xưa đã
lấy con gà để đại diện cho phương Đông, gọi là gà trời (xem truyện Cóc kiện
Trời).
11.
Tuất – Tối. Lúc này là đêm, mặt trời đã đi xa, hứa hẹn sẽ trở lại
trong sự mong đợi của con người. Như đã nói ở trên đến thời điểm này
người ta dùng các con vật nuôi để tiêu biểu cho các chi còn lại. Chi này
người xưa đã dùng con chó để tiêu biểu, vì giờ này sau một ngày làm việc,
họ đốt lửa, quây quần bên nhau, con vật duy nhất gần gũi với họ lúc này là
con chó, việc con chó gần gũi với con người đã được thể hiện trên thuyền
của trống Đồng, có thể từ đó người ta lấy con cho đại diện cho chi này; đồng
thời vì chữ Tối cận âm với chữ Tốt
卒 cũng đọc là Tuất, có thể vì vậy mà
sau Tối thành Tuất, trước đây người ta thường gọi con chó là Tốt, không biết
đó là đặt tên hay chính chữ Tốt có nghĩa là con chó.