64
HIẾU THẮNG
R
a trận, phải đánh thắng là lẽ đương nhiên. Làm ăn, phải thắng cũng là
bình thường. Nhưng trong đời, người hiếu thắng chưa chắc đã là đáng
khen. Lúc rỗi rãi, con rể đánh cờ với bố vợ mà cứ nhất định phải thắng, anh
nhân viên đánh cờ với thủ trưởng cũng cứ phải giành phần thắng... ta có thể
đoán sẽ có hậu quả ra sao. Cô hàng xóm chanh chua lắm lời mà ta cũng cứ
đôi co, nhất định phải giành phần thắng, nhiều khi tai hại vô chừng, cái sảy
dễ nảy cái ung, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau có khi khó tránh.
Vợ chồng mâu thuẫn, bất hoà, cãi nhau đốp chát vì cả hai đều hiếu thắng...
chuyện rạn vỡ, ắt khó vẹn toàn hạnh phúc... Đi đường gặp anh lái mô tô đi
ẩu, gặp anh trông xe đạp lấy giá tiền cao hơn quy định... hiếu thắng quá là
mất thì giờ và đôi khi ta không cãi lại được với họ. Nhịn đi có lẽ đỡ bị
Stress. Không phải là sợ sệt, thậm chí hèn nhát mà xét ra thì giờ và sức
khoẻ của ta còn quí gấp mấy lần đôi co, dằng dai, cãi vã, nhất là với ai đó
cứ lý sự cùn, bài bây...
Trong cuộc vui bè bạn, nâng cốc, chạm ly, rượu vào lời ra, ta cũng
thường gặp nhiều người không chịu thua một câu nào. Hiếu thắng đấy.
Người cho rằng tóc dài là đẹp, người bảo tóc ngắn mới đẹp. Cãi nhau ư?
Hiếu thắng hay "xin nhường một bước" Gặp cô gái váy cũn cỡn, người
khen, kẻ chê. Ai đúng? Lẽ nào phải dùng đến lý luận và thực tiễn, đông tây
kim cổ, tri thức uyên bác, tài ăn nói... để ta mới đúng, còn người khác sai?
Thắng và bại ở đây cũng "chẳng ăn cái giải gì", thắng không danh giá gì mà
thua cũng chẳng "hại gì đến hoà bình thế giới" Hiếu thắng quả là vô ích, là
vô tích sự, vô bổ, mà còn có thể mua lấy hờn oán của người bị thua.