NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 219

104

NGỒI ĐẦU NỒI

N

gười Việt Nam ngồi ăn quanh mâm, trên phản, ghế ngựa hay trải

chiếu xuống đất. Trước đây, người Hoa kiều và các nhà hàng khách sạn mới
ngồi ăn quanh bàn, bàn tròn hoặc bàn vuông...

Người ngồi đầu nồi là rất quan trọng. Đó là Bà hoặc Mẹ, chí ít là chị cả

trong nhà. Xới cơm cho cả nhà, không chỉ là đơm cho đầy bát mà quan
trọng là ý tứ, quan sát, ai sắp hết bát cơm người ngồi đầu nồi bỏ bát đũa
xuống, cầm ngay đôi đũa cả để xới cơm ngay, không để ai phải chờ đợi. Có
khi còn giả vờ "đánh" nồi cơm để chờ người ăn miếng cuối cùng trong bát.

Thuở bé, cô Tư nghe kể có nàng dâu mới về nhà chồng, nhà đông người,

ăn nhanh, cô dâu mới ngồi đầu nồi, phải xới cơm luôn tay, không kịp ăn hết
một bát cơm thì cả nhà đã ăn xong, đành nhịn đói, rồi tối lẻn về nhà mẹ ăn
vụng cơm nguội. Cô Tư cho là chuyện bịa, nhưng sau này, thấy rất có thể là
thế. Người ngồi đầu nồi có ý tứ, biết giữ đúng phép tắc trong bữa ăn, luôn
phải quan sát để ai cũng được vui lòng.

Phải hôm "có cá đổ vạ cho cơm", hoặc lỡ tay thổi thiếu, chính người

ngồi đầu nồi phải tự mình biết đầu tiên, có khi giả vờ là no, ăn ít đi một vài
bát để nhường người khác. Có miếng cháy sém ngon, người ngồi đầu nồi
cũng phải biết tính ai trong gia đình thích ăn nó mà nhường nhịn. Có câu
tục ngữ "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", hàm nhiều nghĩa, thì đầu tiên,
người ngồi đầu nồi phải "trông nồi" trước hết.

Thành phố hoặc người Hoa, để nồi cơm ở xa, ai hết, tự ra đấy xới cơm

lấy, người Việt Nam, nhất là các gia đình gia giáo không chấp nhận kiểu ấy,
mà luôn có người ngồi đầu nồi, ngầm ý như đó là người cầm chịch cho một
bản nhạc, người điều hoà không khí trong bữa ăn, từ ông còn uống rượu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.