16
CÁI VỎ
T
ục ngữ có câu "Bóc ngắn cắn dài" ngoài nghĩa bóng ai cũng hiểu và
noi theo, còn có nghĩa đen cụ thể, khi ăn chuối chẳng hạn, phải bóc cái vỏ.
Ngẫm, cái gì chẳng có vỏ. Quả dưa, quả mướp, cái thân cây, hạt thóc... Con
rùa có chiếc mai, con gấu con mèo có bộ lông, con cá có vẩy, đến chiếc cầu
bắc qua sông còn phải lấy sơn xanh sơn trắng làm vỏ, chiếc tủ đứng trong
nhà thì vỏ bằng véc ni cho bền cho bóng đẹp...
Có lẽ chỉ có con người là cái vỏ thay hình đổi dạng với nhiều kiểu dáng,
màu sắc nhất. Từ tấm lá cây, sợi gai đan tạm che thân để nhung gấm lụa là
chói loá... Hôm nay vỏ trắng, sáng mai đã nâu, đã đen, đã xanh đỏ tím
vàng... chuyện dân gian còn chê con chó không nhận ra chủ khi chủ đi thì
áo trắng lúc về lại khoác áo đen...
Lắm lúc nghĩ cũng buồn cười, cái vỏ lúc thì che kín toàn thân, hở hang là
không được, khi lại che chỗ không cần thiết và hở chỗ cần che cho thiên hạ
"lác mắt". Ít lâu nay con gái ra đường che mặt bằng cái mùi xoa chéo, mà
sinh thời nhà báo Nguyễn Hà ngồi một tiếng đồng hồ đếm được gần trăm
cô tự làm xấu mặt mình đi như thế.
Kỹ nghệ làm vỏ cho con người đã được nâng lên hàng thượng thặng, có
thể khoe ra trước ánh đèn sân khấu cho thoả con mắt tò mò thèm muốn...
Cái vỏ để bảo vệ cái ruột, đương nhiên. Nhưng nếu chỉ bằng vào cái vỏ
để đánh giá cái ruột thì cũng có khi lầm lẫn. Nguy hiểm nhất là những kẻ
"xanh vỏ đỏ lòng", tự nguỵ trang cho mình bằng cái vỏ mã thượng, sang
trọng, quí phái mà cái ruột bên trong lại dựng toàn những đen tối, phản
trắc, tham lam...