37
NGỒI
T
hời Hà Nội còn tàu điện chạy như rùa trong các phố, đồng thời có
những chuyến tàu chợ, tàu vét khá đông khách qua những nhà ga một đoạn
đường ngắn ngủi... người ta luôn thấy những thanh niên đã ngồi yên vị,
nhưng khách mới lên toa, là các cụ già tay xách nách mang, lưng còng, mệt
mỏi, hoặc người đàn bà bụng mang dạ chửa, ộ ệ nhọc nhằn... người thanh
niên không biết còn đi đến ga nào, bến nào gần ra, cũng đứng lên ngay, như
giả vờ, bước ra chỗ khác, để nhường chỗ cho cụ già hay người phụ nữ ấy.
Cử chỉ đơn sơ, nhẹ nhàng nhưng đẹp làm sao. Người được nhường chỗ,
ngồi xuống, thở phào nhẹ nhõm, làm người ngồi gần đấy cũng thấy vui
lòng. Ai dạy dỗ người thanh niên kia, ông bà, cha mẹ, hay thầy giáo? Ta
không biết. Mà cũng có thể đó là nếp sống tốt đẹp của xã hội, ta gọi là văn
hoá, văn minh đã rèn đúc nên.
Nay hình như phong tục này đang ngày một mất dần đi. May thay nhà
tàu lâu nay ít để khách đứng vì bán thừa quá nhiều vé, nhưng đôi khi tàu
chật cũng là bình thường. Ta gặp nhiều thanh niên, kể cả nhiều cô gái đẹp,
son phấn thơm lừng, váy quần loè loẹt, ngang nhiên ngồi cắn hạt dưa hoặc
soi gương sửa tóc, mặc kệ người đàn bà chửa, em bé ngủ gật, cụ già chống
gậy... đứng thở không ra hơi, mồ hôi nhễ nhại... và có khi cô ta lại còn nói
cười ngả ngốn như trong buồng kín mới đáng giận (hay đáng thương cho cô
ta) chứ. Đường dài thì không nói làm gì, vì có nhà tàu lo nhưng đường ngắn
thì cảnh này là nghịch mắt, là vô văn hoá, thiếu lịch sự, kém văn minh, nếu
không nói là thiếu giáo dục, học vấn.
Người lên trước, người mất tiền mua vé, được ngồi là đúng. Phê phán
người thanh niên kia là không hợp lý. Nhưng đạo đức, lương tâm, nét cư xử