39
NGUY THAY
M
ỗi giai đoạn đều có thời trang của mình, vì thế mà có người nói "Thật
may, thời trang chỉ tồn tại một thời gian ngắn”. Thời đàn ông búi tó, rồi húi
"cua" nghĩa là tóc thật ngắn đã qua, nay thanh niên thích tóc dài, ngược lại,
con gái một thời tóc dài như suối là đẹp, nay lại cắt cụt lủn, gáy cạo trắng
hếu, trông xa hệt con trai, hoặc người vừa ở nhà thương tâm thần ra (như
vài cô ca sĩ trẻ). Thời trang đó!.
Phụ nữ từng mặc váy thật dài, còn có thắt lưng rủ xuống để che phía
bụng dưới, nhỡ có gió thì cũng không hớ hênh, nay, váy càng ngắn càng
"tốt", loại váy mệnh danh là "trang phục công sở", làm khối người đi xe
máy mải nghếch mà tông xe vào nhau khốn đốn.
Hàn Quốc đã bỏ kiểu tô môi thật thẫm, nay ta đang có phong trào tô môi
nâu bắt chước họ, thời trang đó. Nhưng họ có biết đâu, dân ta xưa đã từng
có câu "Mắt trắng dã, môi thâm xì" để chê kẻ vong ân bội nghĩa, phường
bất lương, quân vô lại. Tai hại thay!
Nhiều cuộc biểu diễn thời trang trên sân khấu, kiểu quần áo, mũ nón,
giầy dép... quá xa lạ với đời thường, nếu có ai "dại dột" theo đó mà mặc ra
đường, chắc mọi người sẽ chạy theo mà xem như có con thú trong vườn
bách thú sổng chuồng. Cũng may, ánh đèn tắt, nó tắt theo.
Phụ nữ Việt Nam quen nề nếp, váy ba tầng, quét lê không phải của chúng
ta, nhất là người con gái nông thôn, vậy sao các đám cưới, cô nào cũng
thích thuê chiếc váy loè xoè, quét trên đường làng đầy rơm rạ, phân trâu
như vậy? Thời trang đó ư? Chết thật!
Giàu có, thừa tiền, nhàn nhã... theo thời trang còn có lý dù đó là người
không có bản lĩnh, người hay bắt chước, người sùng bái ngoại lai. Còn chân