trong việc nuôi con. Thông qua quá trình liên tục của tự nhiên này, tôi tin
rằng bản năng kỳ lạ của con chim cu cu của chúng ta có thể, và đã, được
tạo ra. Tôi xin nói thêm rằng, theo như tiến sỹ Gray và vài người quan sát
khác, con chim cu cu châu âu không hoàn toàn mất đi tình yêu cha mẹ đối
với con cái.
Thói quen không thường xuyên của của các con chim đẻ trứng trên tổ của
con chim khác hoặc là của cùng loài hay khác loài, không phải là hiếm đối
với loài Gallinaceae; và điều này có lẽ giải thích nguồn gốc của một bản
năng kỳ lạ trong nhóm họ hàng của ostrict. Đối với vài con mái ostrict, ít
nhất là trong trường họp của loài nước Mỹ, giao phối rồi đẻ ra những quả
trứng đầu tiên trong một tố và sau đó trong tổ khác; và những quả trứng này
được con đực ấp. Bản năng này có thể được giải thích bằng thực tế là
những con mái đẻ số lượng trứng lớn; nhưng như trong trường họp của con
cuckoo, trong khoảng thời gian hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên bản năng này
của loài ostrict Mỹ vẫn chưa được hoàn thiện; vì một số lượng lớn đáng
ngạc nhiên trứng nằm rải rác khắp các cánh đồng đến mức trong một ngày
đi tìm kiếm tôi nhặt được không ít hơn hai mươi quả trứng bị thất lạc và
lãng phí.
Nhiều con ong là dạng sống nhờ ở đợ, và luôn luôn đẻ trứng trên tổ của con
ong khác loại. Trường hợp này còn đáng chú ý hơn là trường hợp của con
chim cu cu; bởi vì loài ong không chỉ có bản năng mà còn có cả cấu trúc
được điều chỉnh cho phù hợp với thói quen tầm gửi của chúng; vì chúng
không sở hữu cơ quan thụ phấn hoa cáí mà có thể sẽ cần thiết nếu chúng
muốn chứa thức ăn cho con ong con của chính chúng. Tương tự vậy, vài
loài của sphegidae (các con côn trùng giống như con rệp vừng) sống ãn
bám trên các loài khác; và ông Fabre mới đây đã trinh bày những lý do
thuyết phục để tin rằng mặc dù Tachytes nigra thông thường làm tố cho
chính nó và chứa trong đó các con mồi đã bị tẻ liệt để những con ấu trùng
của nó sau này có thức ăn, nhưng khi loài côn trùng này tìm thấy một tổ đã
được đào sẵn và có chứa thức ăn của con khác, nó tận dụng phần thưởng