bởi con sông Missisipi vĩ đại với tốc độ chỉ 600 íèet trong vòng hàng trăm
nghìn năm. Sự đánh giá này có thể không chính xác; tuy nhiên nếu xem xét
về khỏang không rộng lớn mà những lớp trầm tích có giá trị được vận
chuyển qua nhờ thủy triều ở biên, có thể thấy quá trình tích tụ ở mỗi vùng
chắc chắn phải diễn ra cực kỳ chậm chạp.
Nhưng khối lượng bào mòn của mồi địa tầng, không phụ thuộc vào mức độ
tích tụ của các vật bị bào mòn, có thể là những chứng cứ tốt nhất về sự bào
mòn của thời gian. Tôi nhớ rằng đã từng gặp nhiều khó khăn với các bằng
chứng về sự bào mòn khi quan sát các hòn đảo có núi lừa đã bị ăn mòn bởi
sóng biến, bị tỉa dần vào các vách núi dựng đứng cao một hai nghìn feet;
còn những con dốc thoai thoải của các dòng dung nham, do trước đây
chúng ở dạng lỏng, ngay lập tức cho thấy mức độ sâu của các tầng đất đá
cứng đã từng có thời ăn sâu ra cửa biển. Câu chuyện tương tự vẫn được kể
một cách đơn giản hơn-những vết nứt lớn mà dọc theo đó các địa tầng nhô
lên ở phía bên này và chìm xuống ở phía bên kia, đến độ cao hoặc độ sâu
hàng nghìn feet, do vỏ trái đất bị nứt, bề mặt đất đã bị san phang hoàn toàn
bởi các trạng thái của biển, nên không có bất cứ dấu vết nào của sự biến vị
này có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
Ví dụ sự đứt đọan của dãy Craven chạy lên cao những 30 dặm, và dọc theo
đường nứt này, sự thay đổi theo chiều dọc của địa tầng được tính từ 600
đến 3000 feet. Giáo sư Ramsay đã đưa ra tính toán về sự sụt lún của
Anglesea là 2300 feet, và ông cho tôi biết, ông tuyệt đối tin tưởng sự sụt
lún này ở Merionethshire là 12000 feet, nhưng trong những trường hợp này,
không có gì trên bề mặt cho thấy những hay đổi to lớn này. Các cột đá của
một hoặc cả hai bên đều đã biến mất.
Tôi đã có ý định đưa ra một trường hợp khác, đỏ là một trong những trường
họp nổi tiếng về sự xói mòn ở Weald. Mặc dù phải thừa nhận rằng sự xói
mòn ấy tương đối nhẹ nếu so sánh với các hiện tượng xói mòn trên diện
rộng ở các đại tầng đại cổ sinh, trong các phần có độ dày mười nghìn feet,