Nếu như những khó khăn không phải là không thể vượt qua trong việc thừa
nhận theo thời gian dài các cá thể của cùng một loài, và tương tự như thế
của các loài họ hàng, đã phát triển từ cùng một nguồn; thì tôi nghĩ tất cả các
thực tế quan trọng nhất của sự phân bố địa lý có thể giải thích được dựa vào
lý thuyết về sự di cư (thông thường của nhiều dạng thức sống nổi trội hơn),
cùng với sự biến đổi và nhân bản các dạng sống mới sau đó. Chúng ta nhờ
đó có thể hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của những rào cản, là nước hay
đất liền, mà cách ly vài thảm động vật và thực vật. Chúng ta nhờ đó có thể
hiểu sự địa phương hóa của những tiểu chi, chi và họ; và như thế nào mà ở
những độ cao khác nhau, chẳng hạn như vùng Nam Mỹ, các sinh vật sống
trên đồng bằng và cao nguyên, trong rừng, hồ và trên đầm lầy, sa mạc lại
liên hệ một cách vô cùng bí hiểm với các thực thể tuyệt chủng mà trước đó
đã cư ngụ trên cùng một lục địa . Khi nhớ là mối quan hệ tương tác của các
sinh vật là quan trọng nhất, chúng ta có thể hiểu tại sao hai vùng cỏ điều
kiện tự nhiên gần như giống nhau lại thường có những dạng sống rất khác
nhau tồn tại trên đó; bởi vì theo dòng thời gian kể từ khi các sinh vật mới
tới một vùng; theo bản năng tự nhiên cho phép những dạng nhất định
nhưng không cho phép những dạng khác xâm nhập vào với số lượng ít hoặc
nhiều. Đúng hay không những sinh vật xâm nhập vào lại phải ít nhiều cạnh
tranh trực tiếp với nhau và với sinh vật bản địa; và tùy thuộc vào khả năng
của những sinh vật di cư biến đổi ít hay nhiều, có thể xảy ra trong các vùng
khác nhau, độc lập về điều kiện tự nhiên, những điều kiện sống vô cùng đa
dạng - có thể có vô số những tác động và phản ứng hữu cơ - chúng ta phải
tìm thấy, như chúng ta đã tìm thấy, một số nhóm các cơ thể sống thay đổi
rất nhiều và nhóm khác lại thay đổi rất ít - một số phát triển vô cùng mạnh
mẽ, một số cực kỳ ít ỏi - trong những vùng địa lý rất khác biệt trên thế giới.
Dựa vào chính những nguyên lý này, chúng ta có thể hiểu, như tôi đã cố
gắng chứng minh, tại sao các đảo ngoài đại dương lại chỉ có ít sinh vật tồn
tại nhưng đa phần chúng là có tính chất địa phương và đặc biệt; và tại sao,
trong mối quan hệ với phương cách di cư, một nhóm cơ thế sống, thậm chí
trong cùng một lớp, toàn bộ loài của nó lại có tính địa phương cục bộ, và