NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 105

Chương III. THUYẾT VẬT LINH, PHÉP PHÙ THUỶ VÀ QUYỀN NĂNG TỐI

THƯỢNG CỦA TƯ DUY

NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO

-1-

Một khiếm khuyết quan trọng của các công trình muốn vận dụng

các quan điểm của phân tâm học vào các đề tài khoa học tinh thần là ở chỗ
chúng chỉ mang đến quá ít ỏi cho người đọc của cả hai phía. Chúng buộc
phải hạn chế loanh quanh ở đặc tính của các xúc động, chúng đưa ra cho
nhà chuyên môn những đề nghị mà anh ta cần rút ra từ công việc của mình
trong khảo cứu. Khiếm khuyết đó sẽ được bù đắp hoàn toàn trong một
chương riêng thảo luận về lĩnh vực kì quái mà người ta gọi là thuyết linh
hồn (Animismus).

Thuyết linh hồn theo nghĩa hẹp là lí thuyết về các huyễn tưởng linh

hốn, theo nghĩa rộng thì nó bao trùm toàn bộ hệ thống tinh thần. Người ta
còn phân biệt thuyết linh hồn với tính cách lí thuyết về sự tái sinh của tự
nhiên mà đối với chúng ta nó tỏ ra không tái sinh, và xếp thuyết linh hồn và
thuyết kì dị (Manismus) vào cùng một hàng. Cái tên thuyết linh hồn trước
kia vận dụng cho một hệ thống triết học nhất định, sau có được ý nghĩa
ngày nay là nhờ E. B. Tylor.

Nguyên cớ gì đã tạo ra những tên gọi đó chính là một nghiên cứu

sâu vào vũ trụ quan-thế giới quan cốt tử của các dân tộc nguyên thuỷ quen
thuộc đối với chúng ta, các dân tộc trong lịch sử hay là đang còn sống ngày
nay. Chính họ đã sản sinh ra thế giới với vô số hệ thống tinh thần là ước ao
hay là ghê tởm đối với họ; họ gán cho các thần linh và ma quỉ thành nguồn
gốc của các quá trình tự nhiên, và xem không những các con vật hay cây
cỏ, mà còn cả những cái không thể tái sinh của thế giới đều có thể tái sinh
nhờ chúng. Cái thứ ba và có lẽ là cái quan trọng nhất của thứ "triết học tự
nhiên" đó tỏ ra quá ít sức thuyết phục, vì rằng chúng ta đứng không đủ xa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.