ông, nhưng không thể không thừa nhận rằng, với tư cách một trong những
học thuyết khoa học tinh thần lớn nhất của nhân loại, quả thật nó đã làm
đảo lộn những quan niệm truyền thống về thế giới văn hoá tinh thần của
con người, trước hết là văn hoá khu vực Âu-Mỹ, "tới mức trở thành một bộ
phận cấu thành thiết yếu của nền văn hoá thế kỉ hai mươi" (M. Fragonas:
Văn hoá thế kỷ XX, nxb Văn hoá thông tin, 1999, tr. 895).
Cũng với tinh thần như vậy, trên lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết phổ
quát về nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, ông đã có một cống hiến quan
trọng với các tác phẩm Vật tổ và cấm kị (ở đây được dịch giả chuyển tên
theo nội dung thành Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo), Tâm lý học đại
chúng và phân tích cái Tôi, Moise và tôn giáo nhất thần, trong đó Vật tổ và
cấm kị là tác phẩm ít được biết đến nhất nhưng lại đặc sắc và quan trọng
nhất. Đó chính là lý thuyết phân tâm học về nguồn gốc của tôn giáo và văn
hoá của loài ngưòi. Các tác phẩm sau này của Freud về văn hoá cũng chủ
yếu dựa trên công trình xuất bản năm 1913 này.
Trong tác phẩm đặc sắc này, Freud đã trình bày những quan điểm
cơ bản của ông về cội nguồn của tôn giáo và văn hoá, một quan điểm mang
nhiều luận điểm duy vật lịch sử hết sức lí thú. Hạt nhân của học thuyết này
chính là các khái niệm như Vật tổ (Totem), Cấm kị (Tabu) và khái niệm
mặc cảm Oedipe về tính dục, mà theo Nguyễn Khắc Viện (trong Lời giới
thiệu cuốn Freud đã thực sự nói gì) thì "Những gì Freud nói về mặc cảm
Oedipe ngày nay còn đứng vững" (tr. 23).
Tuy nhiên, học thuyết phân tâm học về văn hoá và tôn giáo của
Freud đã được xây dựng trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt cũng
như như trên tiền đề của bản thân cuộc đời riêng của Freud (ví dụ nguồn
gốc Do Thái, sự phức tạp trong gia đình, sức khoẻ...) cho nên nội dung của
nó một mặt phản ánh tinh thần của thời đại ấy, thời đại đêm trước của cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong đó thành phố Viên của nước Áo nói
riêng và châu Âu nói chung đang bị kìm nén trong những bức bối chính trị
kinh tế và tôn giáo hết sức nặng nề, và chính những cái đó đã đè nặng lên
tình cảm tự nhiên của con người. Mặc khác nó phản ánh chính bản thân