Chương II. CẤM KỊ VÀ XUNG ĐỘT NỘI TẠI CỦA NHỮNG XUNG ĐỘNG
TÌNH CAM
NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO
1
Cấm kị (tiếng Đức: Tabu, tiếng Anh: Taboo) là một từ tiếng
Polinesia mà đối với chúng ta thì việc phiên dịch chúng rất khó khăn, vì
rằng chúng ta không hề có khái niệm do nó biểu thị nữa. Đối với người
Polinesia, Tabu cũng thông dụng giống như từ sacer đối với người Roma cổ
đại. Các từ ayos của tiếng Hi lạp và Kodausch của người Hebrơ (Do thái
cổ) cũng biểu thị ý nghĩa giống như người Polinesia biểu thị bằng từ Tabu
của họ, từ đó nhiều dân tộc ở châu Mĩ, châu Phi (Madagaskar), Bắc- và
Trung Á biểu thị tương đương bằng các tên gọi theo phép loại suy.
Đối với chúng ta, ý nghĩa của tên gọi Tabu (cấm kị) có hai hướng
trái ngược nhau. Một mặt nó có nghĩa là: thiêng liêng, thần thánh, mặt
khác: bí hiểm, nguy hiểm, nghiêm cấm, không thuần nhất. Trong tiếng
Polinesia trái với Tabu là từ noa = quen thuộc, dễ tiếp cận. Như thế, trong
từ Tabu hàm chứa cái gì đó như một khái niệm tiềm tàng (Reserve), Tabu
thể hiện ra một cách hệ thống trong những cấm đoán và hạn chế. Tổ hợp
"nỗi sợ thiêng liêng" (heilige Scheu) của chúng ta thường được tiềm ẩn
trong ý nghĩa của từ Tabu (cấm kị).
Những hàng rào cấm kị có điểm khác với những cấm đoán tôn giáo
và đạo đức. Chúng không truy ngược trở về cấm lệnh của chúa trời, mà tự
cấm đoán; từ những cấm đoán đạo đức nó chọn ra sự khiếm khuyết của sự
sắp đặt để đưa vào hệ thống mà, một cách rất phổ biến, nó xem sự bảo tồn
chúng là cần thiết và nó cũng giải thích cả lí do sự cần thiết đó. Những cấm
kị Tabu thì lại đều thiếu căn cứ; chúng có nguồn gốc xa lạ; thật không thể
hiểu nổi với chúng ta, chúng ra đời một cách đương nhiên, đặt dưới sự
thống trị của chúng.