Khương, La, Lạc, Lai, Lại, Lao, Liêu, Liễu, Linh, Lư, Lữ, Lục, Lôi,
Lỗ, Mã, Mạc, Mao, Mạch, Mạnh, Mịch, Mông, Nùng
, Nhan,
Nghiêm, Ngụy, Nhâm, Ông, Ôn, Phàn, Phó, Phụ, Phù, Phục, Phương,
Quách, Quang, Quảng, Sa, Sài, Sái, Sầm, Sinh, Song, Sùng, Sơn, Tân,
Tăng, Tôn, Tống, Từ, Tự, Thạch, Thẩm, Thân, Thì, Thôi, Thống,
Thượng, Trang, Trầm, Trâu, Tri, Trịnh, Trinh, Trung, Ưng, Vương, Vi,
Yên.
*
* *
Và xin nhắc lại rằng sự kiện ta mang họ Trung Hoa không hề có nghĩa
rằng ta là người Trung Hoa thuần chủng hoặc lai căn.
Ta cũng nên hiểu rõ hơn, câu sử của Tư Mã Thiên. Họ Tư Mã cho rằng
dân nước Sở và dân nước Việt đều là dân Việt cả, chỉ khác là dân nước Việt
họ Tự, dân nước Sở họ Mị.
Đó chỉ là một lối nói của người Tàu đời xưa mà thôi. Ý của soạn giả Sử
Ký muốn nói rằng cấp lãnh đạo của họ, mang cái Họ đó, chớ không phải là
toàn dân. Chúng tôi đã kể chuyện ông tổ của họ Hùng nước Sở, xưa kia
mang họ Mị, ở đầu chương nầy. Nếu dân Việt ở Kinh Nam không có Họ mà
chỉ theo họ của Trung Hoa vẫn không thể có việc cả toàn dân mấy chục
triệu người đều chỉ vay mượn một họ độc nhứt, rồi làm sao mà kết hôn với
nhau, với nền luân lý chặt chẽ của Tàu?
Hồi cổ thời thì quả có như thế trong một thái ấp nhỏ, thái ấp đó đặt ra chỉ
là một Thị tộc được phát triển ra, và dĩ nhiên bao nhiêu người trong thái ấp
đều lấy họ chung. Nhưng thái ấp chỉ đông tối đa là một ngàn người, còn
nước Sở thì đông đến mười triệu, không thể toàn quốc đều mang một họ
được.
*