NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1012

Nhưng Hán thư cũng không đúng vì Lạc Việt nói một thứ tiếng mà trong

đó chỉ có 30, hoặc 40 phần trăm Mã Lai Nam Dương chớ không phải 100
phần trăm như Lê Hải Nam. Như thế thì Lê Hải Nam chỉ có thể là Lạc Lê
mà thôi, vì là Lạc Lê nên mới dễ bị Hán thư lầm là Lạc Việt.

Mặt khác, người Chàm, tức người Lạc Lồi, cũng ăn nói y hệt như người

Hải Nam. Hơn thế trong Thủy Kinh Chú, Lệ Đạo Nguyên bảo rằng dân Hải
Nam giống dân ở Nhựt Nam mà chúng tôi đã chứng minh rằng dân Nhựt
Nam là Lạc Lồi chớ không phải Lạc Việt.

Như vậy thì dân Lê ở Hải Nam là dân Lạc Lê rõ rệt, mà cái dân Lạc Lê

đó lại nói giống hệt dân Nam Dương thế thì Lạc Lồi là Mã Lai đợt II về mặt
dân tộc tính. Chúng tôi nhấn mạnh về điểm dân tộc tính, để ta nhớ mà phân
biệt rằng trong cuộc di cư đợt I cũng có Lạc Lê nữa, nên phải phân biệt Lạc
Lê với dân khác bằng ngôn ngữ chớ không bằng các đợt di cư được.

Ta có thể nói rằng toàn thể dân Hoa Nam mà Tàu gọi là Việt, dân Sở, dân

Ngô, dân U Việt, dân Mân Việt, đều là Lạc Lê, bằng vào ngôn ngữ và tiền
sử học. Lạc Lê là Lạc bộ Mã. Tiền sử học cho biết rằng người Nam Dương
là Mã Lai di cư từ Hoa Nam, còn ngôn ngữ Mân Việt, Hải Nam đều cho
thấy là giống nhau hết thảy.

Mân Việt:

Náng

= Người

Hải Nam:

Nàng

Chàm:

Orang

Nam Dương:

Orang


Sở ngữ phiên âm: Nậu Ô Đồ

Quan Thoại đọc là: Nù Ú Tù
Nam Dương đọc là: Mâu Sú Sú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.