di cư với nhau. Nhưng ta nên kể như họ là hai nhóm, vì ta nghiên
cứu cổ sử Chiêm Thành chớ không phải cổ sử Phù Nam.
Ở đây xin trở về các chương trước để xét lại coi Lạc Lê Hoa Bắc là thứ
người ra sao mà chúng tôi chỉ nói mù mờ về họ mà thôi.
Chúng tôi biết được họ là ai, hiện tồn tại hay không, nhưng không thể nói
ra ở các chương về cổ dân Hoa Bắc, sợ phải nói quá dài, làm loãng mất nội
dung chánh của các chương đó, và đợi tới bây giờ mới nghiên cứu lại họ
được vì đã đến lúc phải nói tới họ.
Đó là một nhóm Mã Lai lai căn lớn nhưng không phải là lai căn giữa hai
chủng tộc khác nhau, mà lai căn nội bộ, y như ở Cao nguyên ngày nay mà
nhóm Cổ Mã Lai nầy lai với nhóm Cổ Mã Lai khác mà chúng tôi đã ám chỉ
ở chương I. Mà họ cũng không lai căn tại Hoa Bắc, mà lai căn tại đất tổ là
HiMalaya.
Toàn thể dân Việt ở Hoa Nam đều là thứ dân đó, bằng vào ngôn ngữ của
Việt Hoa Nam mà ta biết lõm bõm qua lối một trăm danh từ Mã Lai còn
sống sót cho đến ngày nay ở Triết Giang, ở Phúc Kiến, ở Quảng Đông, và
vài danh từ Việt Hoa Nam được Tàu phiên âm vào đời Chu, mà ta lượm lặt
được trong sách vở.
Đó là tiếng Mã Lai ở Nam Dương ngày nay. Nhưng dân Mã Lai Nam
Dương bị chúng tôi gọi là Mã Lai đợt II, còn Lạc Lê thì lại bị gọi là Mã Lai
đợt I, vì chúng tôi gọi theo lịch trình di cư chớ không gọi theo dân tộc tính.
Nhưng rốt cuộc phải nói rõ Lạc Lê là ai, khi mà chúng tôi biết được họ là
ai.
Lạc Lê là nhóm lai căn đó. Họ đã di cư vào Hoa Nam, y hệt như Hoa
chủng là một chủng lai căn, phải xâm lăng Hoa Bắc, vì chủng mẹ không đủ
đất nuôi dân lai căn.