NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1008

theo sự nghe thấy của họ Mã.

Đó là lần đầu tiên mà quân Tàu đi xuống khỏi Cư Phong, thì thử hỏi

ai đánh với ai mà nơi đó được xem là cổ chiến trường, nếu không phải
là Hùng Vương đánh với Chàm.

3) Thế thì ta biết chắc hai điều, dân ở hai nơi Nhựt Nam và Cửu

Chân đều không phải là dân ta, và là thuộc địa mới của vua Hùng,
ông vua cuối cùng hay ông nào chưa biết đích xác, nhưng không lâu
đời lắm, vì ta chưa kịp khai hóa vùng đó thì bị mất nước. Điều thứ
ba, ta cũng có thể biết chắc được là Cửu Chân và Nhựt Nam là một.

Đây cũng là một điểm sử đã bị ta hiểu sai. Toàn thể sử gia ta đều

hiểu rằng hai nơi đó khác nhau.

Tập san Sử Địa số 19-20 có trích của Đào Duy Anh một số dư đồ và

chua rằng (không biết chua theo họ Đào hay tự ý chua): “Nước Âu Lạc
chỉ có hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhà Hán đã lấy thêm đất phía
Nam để đặt thành quận Nhựt Nam”.

Sự thật thì Lộ Bác Đức không hề đánh lấy thêm đất nào cả. Ta nên

nhớ điều nầy là sử Tàu chép rõ rằng Lộ Bác Đức sợ viêm nhiệt, không
dám ra khỏi thành Phiên Ngung, thế mà khi thắng Triệu Đà rồi, lão ta
không có đánh ai nữa hết mà bỗng dưng lão ta có thêm đất để đặt tên
là quận Nhựt Nam.

Không có ai chú ý đến điều kỳ lạ đó cả. Và khi ta nhìn kỹ vào đó, ta

sẽ biết rằng họ chỉ chia quận Cửu Chân quá dài ra thành hai quận mà
thôi, chớ không có gì lạ.

4) Ta biết chắc rằng dân ở Cửu Chân, Nhựt Nam không phải là dân

ta, nhưng họ là dân nào? Truyền thuyết ta đã bị kể sai. Danh xưng
Chàm, mãi cho đến thế kỷ thứ 9 sau Tây lịch mới xuất hiện, thì làm
gì vua Hùng Vương lại đánh giặc Chàm được. Nhưng có người kể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.