NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1009

đúng. Họ kể rằng vua Hùng Vương đi đánh giặc LỒI. Danh xưng
Lồi, được cố đạo L. Cadière bắt gặp trong một truyền thuyết thứ nhì
ở Quảng Bình, truyền thuyết ấy kể rõ hơn nữa. Đó là giặc Lạc Lồi.
Theo luật lười biếng, ta đã đánh mất tiếng Lạc trong danh xưng đó.
Cửu Chân, Nhựt Nam gì cũng là của dân Lạc Lồi cả, mà Lạc Lồi là
ai. Đó là danh xưng tối cổ của người Chàm. Tất cả các phế thành
Chàm miền Trung đều được sách vở chữ nho ta gọi là Lỗi thành,
dân chúng gọi là thành Lồi (chữ Lồi viết ra Hán không được nên
các nhà nho biến nó thành Lỗi).

Dân miền Trung mắng con: “Mày ăn mặn như Lồi”. Dân miền Nam

ở nông thôn, hà tiện xà bông, dùng cát Lồi, là cát mua của người Chàm
Ninh Thuận, trong đó có chất bồ tạt. Vậy Lạc Lồi = Chàm.

Biên giới cực Bắc của Lạc Lồi là sông Mã, là sông có vàng.

Chàm:

Mah

= Vàng

Thượng:

Mah

Mã Lai:

Êmas

Trên đây là bốn điểm sử lớn chưa bao giờ được viết rõ về Cửu Chân

và Nhựt Nam. Nó thuộc vào cổ sử Chiêm Thành đấy vì Chàm là Lạc
Lồi, tức Mã Lai đợt II.

5) Vậy Mã Lai đợt II di cư xuống, một nhóm ở trọ với vua Hùng

Vương, nhóm đó là tổ tiên của người Mường. Nhóm khác chiếm đất
ở ngoài Lạc Việt của vua Hùng Vương, từ sông Mã cho đến mũi Cà
Mau và cho đến xứ Cao Miên nay, tổ quốc của dân Phù Nam vì Phù
Nam cũng là Mã Lai đợt II, như ta sẽ thấy. Nhóm sau lập quốc riêng
rẽ. Có đến hai nước: nước Tây Đồ ở Trung Việt và nước Phù Nam.
Hoặc nhóm sau thật ra là hai nhóm riêng rẽ, mặc dầu cũng cùng đợt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.