NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1007

giỏi làm ruộng, có dư thóc để bán cho Hợp Phố và Cửu Chân, dân
Hợp Phố chỉ mò trai chứ không trồng trọt, còn dân Cửu Chân thì cứ
săn hái, câu kéo. Nhưng ta phải hiểu sử Tàu khác đi một chút là dân
Hợp Phố và Cửu Chân đã biết làm lúa rẫy. Lối hiểu nầy hoàn toàn
do suy luận dựa theo điều mắt thấy tai nghe ngày nay: là dân săn
hái không biết ăn cơm, không cần cơm,
như thế nếu dân Cửu Chân
là dân săn hái, họ không mua gạo của Giao Chỉ làm gì hết. Hiện nay
các bộ lạc lạc hậu trên thế giới đều thế cả, dân săn hái không biết ăn
thứ mễ cốc nào cả. Trái lại dân hỏa canh thì vì kém cỏi, sản xuất
thiếu nên luôn luôn mua mễ cốc của dân định canh vào mùa giáp
hạt, trên Cao nguyên hiện nay như thế đó. Lối hiểu của chúng tôi
không có gượng ép chút nào hết, mặc dầu chỉ hiểu bằng suy luận
chớ không phải nhờ tài liệu vì tài liệu Tàu nói khác. Nhưng tài liệu
đó vô lý thì ta phải hiểu khác đi cho đúng sự thật, nó vô lý ở cái
điểm dân săn hái lại biết ăn gạo, cần mua thóc.

Hiểu như vậy rồi ta thấy có một sự chênh lệch lớn lao, về văn hóa

giữa Giao Chỉ và Cửu Chân. Mà không thế nào mà vua Hùng Vương
lại để hai vùng của một nước chênh lệch nhau đến như thế, nếu dân
Cửu Chân không phải là dân khác và đất không phải là đất của dân
khác.

Ta có bằng chứng rằng đó là thuộc địa của vua Hùng Vương mà nhà

vua chưa kịp khai hóa, rồi mất nước trong tay An Dương Vương, Triệu
Đà, Lộ Bác Đức.

Truyền thuyết ta có kể chuyện vua Hùng Vương đi đánh giặc Chàm,

thắng trận rồi, về ngang qua núi Khả Lao ở Thanh Hóa có xây đền thờ
thần trống đồng cổ mà cái trống thờ đã được ông V. Goloubew bắt gặp
tại bến đò An Định.

Cuộc chiến tranh của vua Hùng Vương còn một chứng tích nữa. Đó

là danh xưng Cổ chiến loan trong đất Cửu Chân, do Mã Viện ghi lại,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.