NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1005

1. Bằng vào những danh từ hiếm hoi lượm được trong sách đời Chu

phiên âm ngôn ngữ của Việt Hoa Nam, ta thấy đó là danh từ của Mã
Lai Nam Dương ngày nay.

2. Danh từ của Mã Lai Nam Dương ngày nay giống hệt danh từ của

thổ trước Hải Nam chưa bị Hoa hóa mà Tàu gọi là Lê.

3. Vậy Lê Hải Nam và Mã Lai Nam Dương là Lê. Nhưng chưa chắc

đã là Lê vì chúng tôi sẽ chứng minh rằng họ là Lạc Lê.

Muốn chứng minh rằng thứ dân mà Tàu gọi là Lê, đích thị là Lạc Lê, ta

cần biết cổ sử Chiêm Thành đúng hơn sách mà các ông Tây đã viết.

Hai ông Bố Thuận và Nguyễn Khắc Ngữ đã viết Thượng cổ sử Chiêm

Thành (Khảo cổ tập san, số 5, 1962).

Chúng tôi thấy là cổ sử Chiêm Thành mà còn chưa được viết đúng, tức

những gì xảy ra từ năm 1 S.K. cho đến hai trăm năm về sau đó, ta còn chưa
biết đích xác, thì làm thế nào để nói về thời thượng cổ ở đó được như ở cổ
Việt Nam mà lưỡi rìu tay cầm đã tìm thấy nằm chung với bao nhiêu vật
nhân chứng khác.

Cứ bằng vào danh từ Người của Chàm là ORANG ta phải hiểu rằng họ

thuộc nhóm Mã Lai di cư đợt sau từ Hoa Nam, chớ không thuộc đợt Mã Lai
đợt đầu di cư từ Hoa Bắc như dân Việt Nam. Người Nam Dương là Mã Lai
đợt II, theo tiền sử học, và họ nói như vậy, tức nói Orang chớ không nói
Người. Xét tổng quát về ngôn ngữ Chàm thì có 70 phần trăm danh từ đợt II
và 30 phần trăm danh từ đợt I.

Như thế thì Chiêm Thành không có thượng cổ sử ở Đông Nam Á được vì

Mã Lai đợt II chỉ mới di cư đến Đông Nam Á 500 năm trước Tây lịch mà
thôi, khác hẳn với Mã Lai đợt I đã di cư đến Đông Nam Á cách đây 5.000
năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.