NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1042

khác họ gọi đó là Xương Gu, chớ không là mắt của con gì hết, cho đến đỗi
sau ba ngàn năm phân ly họ vẫn còn diễn ý y hệt như nhau. Thí dụ cái Bít
tất
. Đó là danh từ kép mà ta mượn của Tàu về sau. Tấtđầu gối. Bít tất là
món che bít đầu gối.

Người Mã Lai Nam Dương không vay mượn ngôn ngữ của Tàu như ta,

chỉ dùng Mã Lai ngữ nhưng cũng diễn ý y hệt như thế để chuyển món đồ
vay mượn ấy. Họ gọi đó là Cái quần của cái cẳng tức là món che bít cái tất.

Ta nói Tay chân bộ hạ thì người Mã Lai Nam Dương tức Lạc đợt II nói

Tay cẳng bộ hạ. Đúng là cùng tư tưởng cùng tâm hồn.

Đó là không kể những lối nói chung lúc ở chung, thí dụ ta có Bố cái đại

vương thì họ cũng có, chỉ khác là họ dùng bốn tiếng đó để làm danh từ, chỉ
nhà lãnh đạo, còn ta thì dùng như là nhân danh.

Trên thế giới không có dân tộc nào gọi vợ là Nhà hết, trừ Việt Nam và

Mã Lai Nam Dương.

Các nhà ngôn ngữ học đã khám phá ra điều nầy là ngôn ngữ là sự pháp lộ

của tư tưởng, mà tư tưởng của chủng nầy khác chủng nọ, nên đồng chủng
thì lối nói y như nhau, còn khác chủng thì lối nói khác nhau, còn văn phạm
chỉ là chuyện phụ về sau mới có.

Chính lối diễn ý y như nhau đó mới là quan trọng, chớ không phải sự

giống nhau của danh từ hay của văn phạm.

Thế thì chấp nhận bọn bổ sung vào cộng đồng của ta được, chỉ cần biết

rằng truyền thuyết về các quốc gia ở Hoa Nam là truyền thuyết riêng của
nhóm bổ sung, không dính líu về nước Văn Lang hết.

Cuộc di cư cách đây 5.000 năm bằng đường biển, phải là một thiên anh

hùng ca, nhưng truyền thuyết, huyền thoại và cổ tích ta, tiếc thay lại chẳng
giữ được mảnh vụn nào cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.