chỉ có thể dùng được để kiểm soát lại coi nó có ăn khớp với các khoa học
căn bản hay không mà thôi.
Phương chi ta chỉ đọc tới Sử ký của Tư Mã Thiên rồi thôi. Mà tổ tiên ta
thì lâu đời hơn Tư Mã Thiên đến ba ngàn năm, thì làm thế nào mà biết được
sự thật.
Chúng tôi làm việc lại, khác hơn tất cả mọi người, là dùng khoa khảo tiền
sử và khoa chủng tộc học, mà là khoa khảo tiền sử đúng, chớ không phải là
khảo tiền sử dở dang của Colani, Mansy, Golubew, Jansé, những vị ấy đã
đưa các sử gia Pháp và ta đến những sai lầm không lối ra từ nửa thế kỷ nay.
Ngày nay, trên thế giới không còn chủng tộc nào là thuần chủng nữa hết.
Trên Cao nguyên của ta có những người Thượng mà ta cứ ngỡ là thuần
chủng được, vì họ sống biệt lập bộ lạc nầy với bộ lạc khác, vậy mà họ vẫn
bị lai giống đến ba bốn lần rồi.
Xin lấy thí dụ người Bà Na Hơ Roy. Họ là người Bà Na, nhưng họ lại lai
giống người Gia Rai. Những người lai giống ấy, lại lai giống một lần nữa
với người Chàm. Thế là đã ba lần lai giống. Nhưng chưa chắc cái gốc Bà
Na đã là gốc thuần của Bà Na, vì họ lại nói tiếng Cao Miên, chớ ít dùng
ngôn ngữ riêng của họ là Mã Lai ngữ.
Còn các thành kiến cho rằng chủng nầy tài giỏi hơn chủng khác cũng đã
bị xô ngã từ lâu rồi.
Như vậy trong thời đại ta, chỉ có vấn đề dân tộc mới là đáng kể, còn vấn
đề chủng tộc, chỉ là chuyện phù phiếm.
Tuy nhiên, sử học cứ tiếp tục tìm tòi về các chủng tộc, vì không sao phân
biệt được dân tộc nầy với dân tộc khác bằng các bằng chứng thật khoa học,
thì đành phải ngược nguồn về tới chủng tộc vậy, vì chủng tộc thì phân biệt
được, bằng một khoa học chính xác, mà ở đây, chúng tôi gọi là Chủng tộc