NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 13

học (Anthropologie physique), thay cho danh từ nhân chủng học mà nhiều
vị giáo sư đại học cho là không đúng và muốn thay đổi như thế đó.

Dân Việt Nam hơi giống dân Tàu chẳng hạn, mà họ có phải là người Tàu

hay chăng, thì chỉ có chủng tộc học mới trả lời đích xác được.

Ông H. Maspéro, một nhà bác học mà chúng tôi rất khâm phục, đã phất

cờ đi trước hơn hết để về cái nguồn ấy, vào năm 1918.

Nhưng vào năm đó, khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học lại làm việc

chưa xong ở Á châu, thành thử ông và bao nhiêu ông Tây, ông Tàu, ông
Việt khác đều sa lầy, cho tới năm nay là năm 1970.

Ông L. Anrousseau làm lại cái công việc đó năm 1923, nhưng vẫn cứ thất

bại.

Có thể hai nhà bác học ấy, thuở đó, chưa biết cái căn bản nầy cũng nên,

là muốn phân biệt các chủng tộc thì chỉ có việc đo sọ mới cho biết rõ cái gì,
nên quý vị ấy mới làm việc với chỉ độc một nguồn tài liệu là cổ sử Tàu.

Năm 1923 thì ông Aurousseau đã bốn năm mươi tuổi rồi, bởi một người

Pháp mà leo lên tới địa vị Giáo sư Hán văn cũng phải mất vài mươi năm
học hỏi sau cái bằng Tú tài hoặc Cử nhân.

Như vậy, quý vị đó thuộc vào trường phái thế kỷ 19 mà việc đo sọ là căn

bản phân biệt chủng tộc, chưa được khoa học xác nhận một cách quả quyết
vào thế kỷ 19 đó.

Người Tàu, mãi cho đến nay, viết về nguồn gốc của chính họ, họ còn

chưa biết sử dụng chủng tộc học, thì dùng sử Tàu cách đây hai ngàn năm,
hẳn là không thể đi tới đâu hết.

Những sai lầm của quý vị đó, mặc dầu là sai lầm, cũng cần được nhắc lại,

để so sánh với sự thật trình bày trong sách nầy, có thế mới rõ trắng đen.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.