NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 158

Theo luật thì kinh đô của một nước càng văn minh thì càng thôi hiểm cứ

trong rừng núi, và quả ta thấy kinh đô của Tàu càng năm càng đi theo cuộc
sanh tụ đông đảo của dân chúng. Từ Bình Dương đến An Ấp toàn là đi
xuống bờ sông Hoàng Hà (phần nằm ngang). Rồi thì Hào Kinh và Triều Ca
thì cũng cứ đi xuống, xuống cho đến Lạc Dương thì tới bờ sông, tức từ núi
rừng xuống đồng bằng phì nhiêu.

Nhưng trước khi xuống tới Lạc Dương ở bờ sông, họ rẽ vào Thiểm Tây,

để đến Kiểu Kinh (Tây Chu).

Ta có thể tưởng tượng sự dời đổi của cuộc sanh tụ của dân chúng Trung

Hoa như sau:

Họ xâm nhập bằng ngã Cam Túc, chọc thủng Thiểm Tây nhưng không

sinh tụ ở đó được vì đó là đất của rợ Khuyển Nhung. Họ sinh tụ trước hơn
hết ở Sơn Tây và dần dần sang Đông và xuống Nam, và đến đời Chu thì họ
di chuyển sang hướng Tây, vì họ đã đủ sức mạnh lấn Khuyển Nhung ở vùng
đó một cách có hiệu quả. Cuộc lấn đất Khuyển Nhung thật ra khởi sự từ đời
vua Thuấn vì chính vua Thuấn đã sai tổ trào Chu làm cái công việc lấn đất
ấy. Ông tổ nầy thành công, nên cho đến đời Thương thì ông ta xem núi Kỳ
là đất chính của ông ta. Núi Kỳ là đầu con đường Trần Thương mà về sau
Khổng Minh ở Ba Thục đánh ra.

Những cuộc quật thám cho thấy đồ gốm trước nhứt, là đồ đất nung đơn

sơ, trang trí bằng răng lược, được định tuổi là vào đầu đời Hạ, năm 2000
T.K. tại Cam Túc. Tuy nhiên, nhà Hạ thì định đô ở Sơn Tây vào thời đó.

Kế đó là đồ gốm Ngưỡng Thiều, ở Hà Nam. Đây là đồ đất nung đỏ màu

gạch được định tuổi vào năm 1700 T.K. tức trung điệp nhà Hạ.

Cuộc khai quật thứ ba, tìm được đồ gốm Cam Túc mới hơn được định

tuổi là 1500 T.K. gọi là đồ gốm Pan Chan, được định tuổi là sơ điệp nhà
Thương. Đồ gốm nầy giống đồ gốm ở Lỗ Ma Ni, chứng tỏ dưới đời Thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.